Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

Cổ đông Maritime Bank nhất trí đề xuất trả cổ tức 5%

Sáng ngày 26/5/2017, Maritime Bank đã tổ chức đại hội đồng cổ đông tại Khách sạn Melia Hà Nội. Điều đáng chú ý tại đại hội năm nay, Ngân hàng đề xuất trả cổ tức 5% và đạt được sự nhất trí cao của cổ đông.

Năm 2016, Ngân hàng đã hoàn thành các mục tiêu đề ra như tổng tài sản đạt 100% chỉ tiêu với 92.606 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế thu nhập tăng 3% so với kế hoạch, đạt 164 tỷ đồng; Dư nợ tín dụng đạt 99% so với kế hoạch với 54.223 tỷ đồng.

Trong khi đó, tiền gửi khách hàng giảm nhẹ về quy mô, đạt 98% kế hoạch do đang được cấu trúc lại theo hướng tăng tính ổn định và bền vững thông qua việc tăng tỷ trọng tiền gửi huy động kỳ hạn từ 12 tháng trở lên và tăng tỷ trọng tiền gửi của khách hàng cá nhân. Nhờ đó huy động dân cư tăng 10,5%, nguồn vốn trung dài hạn chiếm tỷ trọng 47,3%, tăng 1,3% so với đầu năm.

Số lượng khách hàng cũng đạt mức tăng trưởng cao với khách hàng cá nhân tăng 23%, đạt trên 1,5 triệu khách hàng; tỷ lệ khách hàng doanh nghiệp thường xuyên sử dụng dịch vụ ngân hàng cũng tăng 200% so với 2015.

Dù tốc độ tăng trưởng tín dụng liên tục tăng qua các năm nhưng tỷ lệ nợ quá hạn luôn được Ngân hàng kiểm soát tốt. Tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp 2,17% tính tới cuối năm 2016. Hệ số an toàn vốn CAR đạt 23,59% tại thời điểm 31/12/2016, cao hơn rất nhiều so với mức quy định 9% của Ngân hàng Nhà nước.

Theo Maritime Bank, trên cơ sở kết quả của năm 2016, năm 2017, các chỉ tiêu tài chính cơ bản đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua với tỉ lệ thống nhất cao: Tổng tài sản ở mức 106.640 tỷ đồng tăng 15% so với 2016; Tổng vốn huy động tăng 17%; Dư nợ tín dụng tăng 14%.

Để thực hiện thành công mục tiêu kinh doanh 2017, Maritime Bank sẽ chú trọng đẩy mạnh hơn nữa mảng kinh doanh lõi với cho vay khách hàng cá nhân tăng 31%; cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 90%; huy động khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 34%, trong đó đảm bảo huy động trung và dài hạn chiếm 45% tổng huy động.

Đồng thời, doanh thu từ phí sẽ tiếp tục được chú trọng với mục tiêu tăng 50% trong năm 2017.

Với định hướng về sự phát triển ổn định, bền vững, ngân hàng sẽ tiếp tục triển khai trong năm 2017 bởi việc gia tăng sức mạnh nền tảng chính là một trong những mục tiêu chiến lược hàng đầu của Maritime Bank để nâng cao lợi thế của ngân hàng này trên thị trường. Trong đó, Maritime Bank sẽ tập trung cho việc phát triển hệ thống công nghệ, hệ thống quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển mạng lưới.

Đại hội cũng đã chấp thuận đơn xin rút khỏi Hội đồng Quản trị của bà Dương Hồng Loan do lý do cá nhân, và như vậy Hội đồng quản trị Ngân hàng sẽ còn lại 5 thành viên, việc bầu lại Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới sẽ được tiến hành theo quy định trong năm 2017.

Đọc tiếp »

Lãi suất liên ngân hàng xuống thấp nhất ba tháng qua

Xu hướng sụt giảm của lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng từ đầu tháng 5/2017 đến nay tiếp tục thể hiện, mạnh hơn trong tuần qua.

Cụ thể, trong tuần tính đến 26/5, ngoại trừ kỳ hạn 1 tuần, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng giảm liên tục cả tuần, đặc biệt phiên cuối tuần giảm mạnh từ 0,35-0,46 điểm phần trăm so với phiên trước đó.

Chốt tuần, lãi suất qua đêm chào bình quân phổ biến quanh 2,97%, là mức thấp nhất kể từ cuối tháng 2/2017 đến nay; lãi suất chào bình quân kỳ hạn 1 tuần ở 4,08%; 2 tuần giảm còn 3,3%; 1 tháng giảm còn 3,65%, giảm từ 0,83-1,03 điểm phần trăm so với cuối tuần trước đó.

Diễn biến trên một phần phản ánh trạng thái vốn dồi dào hơn trong hệ thống các tổ chức tín dụng. Với trạng thái này, Ngân hàng Nhà nước cũng liên tục giảm khối lượng chào thầu trên kênh cầm cố; tuần qua giảm từ 7.000 tỷ đồng tuần trước đó xuống 5.000 tỷ đồng.

Với khối lượng trên, các tổ chức tín dụng chỉ hấp thụ 2.175 tỷ đồng (tỷ lệ trúng thầu ở mức 44%). Đặc biệt, phiên cuối tuần không có khối lượng trúng thầu. Khối lượng đáo hạn trong tuần qua ở mức 4.744 tỷ đồng, Ngân hàng Nhà nước hút ròng 2.569 tỷ đồng.

Tính đến 26/5, khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố đứng ở mức 2.175 tỷ đồng và sẽ đáo hạn toàn bộ trong tuần này.

Trạng thái vốn của các tổ chức tín dụng dồi dào cũng đang tạo điều kiện cho hoạt động đấu thầu trái phiếu diễn ra thuận lợi và sôi động.

Trong tuần qua có hai phiên đấu thầu trái phiếu của Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Chính sách Xã hội. Lãi suất trúng thầu trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm và 7 năm lần lượt tại 5,03% và 5,35% - chạm mức thấp nhất kể từ đầu năm. Lãi suất trúng thầu kỳ hạn 20 năm và 30 năm cũng giảm nhẹ so với tuần trước đó.

Cụ thể, ngày 22/5, Ngân hàng Chính sách Xã hội gọi thầu 1.000 tỷ đồng ở ba kỳ hạn 5 năm (200 tỷ đồng), 10 năm (400 tỷ đồng) và 15 năm (400 tỷ đồng). Kết quả, ngoại trừ kỳ hạn 5 năm đấu thầu thất bại, hai kỳ hạn 10 năm và 15 năm huy động được toàn bộ khối lượng gọi thầu. Lãi suất trúng thầu kỳ hạn 10 năm và 15 năm lần lượt là 6,35% và 7,1% - giảm tương ứng 6 điểm và 5 điểm so phiên đấu thầu trước đó.

Ngày 24/5, Kho bạc Nhà nước huy động được 5.865/6.500 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ (tỷ lệ trúng thầu 90%). Lãi suất trúng thầu đồng loạt giảm ở tất cả các kỳ hạn, lãi suất kỳ hạn 5 năm tại 5,03% (giảm 13 điểm); kỳ hạn 7 năm tại 5,35% (giảm 9 điểm); kỳ hạn 20 năm tại 7% (giảm 9 điểm); kỳ hạn 30 năm tại 7,55% (giảm 8 điểm). Tổng khối lượng dự thầu đạt 23.000 tỷ đồng, gấp 3,5 lần khối lượng cần huy động.

Đọc tiếp »

Nợ xấu Ngân hàng Chính sách Xã hội vượt 1.200 tỷ đồng

Ngân hàng Chính sách Xã hội vừa có báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát quý 1/2017. Theo đó, tính đến 31/7/2017, tổng nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội đạt 173.341 tỷ đồng, tăng 10.875 tỷ đồng, tương ứng tăng 6,7% so với năm 2016.

Trong đó, vốn nhận từ ngân sách nhà nước là 27.748 tỷ đồng, vốn vay theo chỉ đạo của Chính phủ là 20.979 tỷ đồng, nhận tiền gửi 2% của các tổ chức tín dụng nhà nước là 54.222 tỷ đồng, phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đạt 39.291 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương uỷ thác cho Ngân hàng Chính sách Xã hội cho vay đạt 7.433 tỷ đồng…

Tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng đạt 163.417 tỷ đồng, tăng 6.045 tỷ so với đầu năm, hoàn thành 51% kế hoạch tăng trưởng được Chính phủ giao.

Tổng nợ quá hạn và nợ khoanh của Ngân hàng Chính sách Xã hội là 1.255 tỷ đồng, chiếm 0,76% dư nợ. Trong đó, nợ quá hạn là 642,5 tỷ đồng, nợ khoanh là 612,5 tỷ.

Hội đồng quản trị của ngân hàng đã ban hành nghị quyết trình Chính phủ về chính sách cho vay nhà ở xã hội năm 2017, đề nghị cấp bổ sung nguồn vốn điều lệ còn thiếu đến năm 2016 và của năm 2017, cân đối nguồn vốn ngân sách cấp cho vay các chương trình tín dụng theo quyết định 33 hay quyết định 29, nghị định 100…

Trong văn bản, Ngân hàng Chính sách Xã hội cũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành liên quan về việc phê chuẩn, giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 2020 cho ngân hàng, bố trí vốn cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý, vốn điều lệ và vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho ngân hàng…

Đọc tiếp »

Giá vàng giảm, USD tự do và ngân hàng cùng tăng

Giá vàng thế giới giảm nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần, kéo giá vàng miếng trong nước giảm về sát ngưỡng 36,5 triệu đồng/lượng. Giá USD tự do và ngân hàng đồng loạt tăng theo tỷ giá đồng USD trên thị trường quốc tế.

Lúc hơn 11h trưa nay, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 36,44 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,52 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cuối giờ chiều qua, giá vàng SJC tại doanh nghiệp này hiện giảm 10.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 80.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.

Vàng nhẫn tròn trơn 999,9 của những thương hiệu như Phú Quý, Bảo Tín Minh có giá dao động từ 34,5-34,51 triệu đồng/lượng (mua vào) và 34,85-34,96 triệu đồng/lượng (bán ra).

Tại thị trường Tp.HCM cùng thời điểm trên, Công ty PNJ báo giá vàng miếng SJC ở mức 36,38 triệu đồng/lượng và 36,57 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và bán.

Giá vàng miếng bán ra đã lình xình trong vùng 36,5-36,6 triệu đồng/lượng trong hầu hết thời gian của tháng 5 này. Không chỉ biến động chậm hơn giá vàng thế giới, giá vàng trong nước còn ổn định do sự ổn định của tỷ giá USD/VND và nhu cầu vàng ở mức thấp.

“Thị trường hiện nay không có sự chi phối của yếu tố tâm lý, giao dịch diễn ra khá chậm”, một nhà kinh doanh vàng tại Hà Nội nói.

Giao dịch vàng miếng diễn ra ảm đạm khiến các doanh nghiệp kim hoàn lớn tại Hà Nội đưa ra chênh lệch giá mua-bán vàng thấp, phổ biến dưới 100.000 đồng/lượng để khuyến khích mua bán.

So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng miếng SJC bán lẻ sáng nay cao hơn khoảng 1,8 triệu đồng/lượng. Hồi đầu tháng, khi giá vàng thế giới giảm sâu, có lúc giá vàng trong nước “vênh” thế giới 3 triệu đồng/lượng.

Lúc hơn 11h theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại châu Á giảm 1,5 USD/oz so với chốt phiên cuối tuần trước ở New York, còn 1.266,2 USD/oz, tương đương khoảng 34,7 triệu đồng/lượng.

Phiên Mỹ ngày thứ Sáu, giá vàng tăng 11,3 USD/oz, chốt ở mức 1.267,7 USD/oz.

Giá vàng thế giới đang chịu sự chi phối chủ yếu của tỷ giá đồng USD. Theo quy luật, giá vàng thường tăng khi USD giảm giá, và ngược lại, bởi kim loại quý này được định giá bằng USD.

Sau khi chạm mức thấp nhất 6 tháng rưỡi vào tuần trước do những rắc rối bủa vây chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, đồng bạc xanh đã tăng giá nhẹ trong phiên châu Á sáng nay do kỳ vọng gia tăng của giới đầu tư về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất trong tháng 6.

Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh của USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác tăng 0,1%, lên mức 97,502 điểm sáng nay. Tuần trước, có lúc chỉ số này giảm còn 96,797 điểm, thấp nhất kể từ ngày 9/11/2016.

Theo hãng tin Reuters, giới đầu tư đang đặt cược khả năng FED tăng lãi suất trong cuộc họp diễn ra vào ngày 13-14/6 là 90%, với mức tăng được dự báo là 0,25 điểm phần trăm. Nếu dự báo này đúng, lãi suất cơ bản đồng USD sẽ được nâng lên mức 1-1,25%.

Giá USD tự do tại Hà Nội sáng nay được nâng thêm 10 đồng so với cuối tuần, lên mức 22.720 đồng (mua vào) và 22.740 đồng (bán ra). Trong vòng 4 ngày trở lại đây, giá USD tự do đã tăng 35 đồng.

Tại các ngân hàng thương mại, giá USD đang hướng về phía mốc 22.800 đồng. So với cách đây 4 ngày, giá USD ngân hàng hiện tăng 40-50 đồng.

Vietcombank sáng nay báo giá USD ở mức 22.700 đồng (mua vào) và 22.770 đồng (bán ra). Eximbank niêm yết giá ngoại tệ này ở mức tương ứng lần lượt là 22.670 đồng và 22.770 đồng.

Đọc tiếp »

Góc nhìn: 550.000 tỷ đồng nằm im trong “đám cháy nợ xấu”

Năm 2011, “đám cháy nợ xấu” chính thức bùng lên. Đến nay, đã 6 năm trôi qua, một dự thảo nghị quyết có quy mô, được kỳ vọng sẽ hỗ trợ dập tắt đám cháy thực chất và triệt để mới được thai nghén, và còn nhiều quan điểm trái chiều.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhấn mạnh đến tính cấp bách phải dập được “đám cháy nợ xấu”, bằng định hướng đưa ra nghị quyết trên và có hiệu lực ngay từ 1/7/2017 chứ không chờ độ trễ thời gian áp dụng như các nghị quyết thông thường.

Tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, tuần qua, nội dung dự thảo được mổ xẻ với nhiều ý kiến đóng góp. Trước thềm nghị sự ở diễn đàn này, Ngân hàng Nhà nước cũng tổ chức hội thảo mở rộng, với những ý kiến trái chiều.

Đến thời điểm này, tỷ lệ nợ xấu và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu đã nhiều lần được Chính phủ, Quốc hội xác nhận ở mức 10,08%. Mức độ này cho thấy điểm nghẽn lớn đối với nền kinh tế còn rất lớn, không như mức độ dễ chịu chỉ quanh 2,5% mà các tổ chức tín dụng báo cáo.

Sau năm 2012 quyết liệt đặt ra, một lần nữa yêu cầu xử lý nợ xấu trở thành điểm nóng. Và đến thời điểm này vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất về các tháo gỡ pháp lý, hỗ trợ chính sách và xác định đối tượng hỗ trợ.

Cụ thể, về dự thảo nghị quyết trên, còn có ý kiến về hỗ trợ xử lý toàn bộ nợ xấu hoặc tách phần từ 2016 trở về trước, về thời hạn hiệu lực của nghị quyết chỉ khoảng 5 năm hoặc đến khi có khuôn khổ pháp lý thay thế, về đối tượng được áp dụng, về cơ chế thu giữ và xử lý tài sản đảm bảo…

Với những ý kiến còn khác nhau, tại thời điểm này chưa rõ dự thảo nghị quyết về xử lý nợ xấu sẽ được chốt lại như thế nào và có được thông qua hay không.

Trong khi đó, với 10,08% nói trên, tổng lượng tài sản không sinh lời trong nền kinh tế vào khoảng hơn 550.000 tỷ đồng (tính theo tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống) vẫn nằm đó.

Và sau 6 năm đặt ra, tại những diễn đàn trên, việc tranh luận về nguyên nhân gây ra nợ xấu vẫn chưa dừng lại, câu chuyện tìm trách nhiệm hoặc nỗi sợ để lọt trách nhiệm vẫn chưa dừng lại.

Việc tìm nguyên nhân và trách nhiệm gây ra nợ xấu là đương nhiên. Nhưng điều này độc lập với yêu cầu vào cuộc xử lý nhanh, thực chất nợ xấu.

Đám cháy bùng lên đã lâu, nhưng đến nay, sau 6 năm, cơ chế và quan điểm vẫn cứ loay hoay tranh luận lửa từ đâu, ai gây ra, dùng nguồn nước nào để chữa, nên dùng vòi lớn hay xô chậu, nên phân loại chỗ cần dập hay dập cả, nên phân loại tài sản trong ngôi nhà bao nhiêu để xem xét bê ra trước, nếu bê tài sản ra khỏi đám cháy thì có chạy tội cho người gây cháy không và tài sản đó gắn với lợi ích đối tượng nào, khi dập nếu trực tiếp hoặc gián tiếp đụng đến nguồn nước chung thì ai chịu trách nhiệm và có được phép không…

Đó là những phân tích, tranh luận và xem xét cần làm hoặc không bỏ qua. Nhưng nó độc lập với yêu cầu có hành động dập lửa ngay, thực chất và triệt để. Và trong những ý kiến tập trung cho dự thảo vừa qua, điểm lại, có một “bình gas” khá lớn nằm trong đám cháy là vấn đề lãi dự thu của hệ thống lại ít được đề cập đến.

Hơn 550.000 tỷ đồng lượng tài sản có nguy cơ trong đám cháy đó, tưởng như chỉ gắn với người vay, chủ nợ, gắn với trách nhiệm của riêng một bộ phận trong nền kinh tế. Nhưng, hệ lụy của đám cháy cả nền kinh tế đang phải chịu thiệt hại chung.

Nhiều năm qua và cho đến nay, những nhà không bị cháy vẫn phải bỏ chi phí ra để hàng ngày nuôi lượng lớn tài sản không sinh lời đó, qua lãi suất đi vay phải tra.

Một nguồn lực lớn vẫn nằm đó, với nhiều tranh luận về cơ chế, mà chưa có được giải pháp lớn để đẩy nhanh tái tạo, đưa trở lại phục vụ nền kinh tế.

Đọc tiếp »

Chênh lệch giá vàng trong nước-thế giới còn 1,7 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới duy trì đà tăng nhẹ, lên gần mức cao nhất trong 1 tháng, trong khi giá vàng miếng trong nước vẫn lình xình quanh ngưỡng 36,5 triệu đồng/lượng. Giá USD tự do và ngân hàng đồng loạt giảm sau mấy ngày tăng liên tiếp.

Lúc gần 11h trưa nay, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 36,41 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,49 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cuối giờ chiều qua, giá vàng SJC tại doanh nghiệp này hiện tăng 10.000 đồng/lượng.

Tại thị trường Tp.HCM cùng thời điểm trên, Công ty SJC báo giá vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 36,32 triệu đồng/lượng và 36,52 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và bán.

Mấy ngày gần đây, giá vàng thế giới liên tục tăng nhẹ nhưng giá vàng trong nước hầu như không tăng, khiến chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế được rút ngắn.

Sáng nay, giá vàng miếng SJC bán lẻ chênh cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 1,7 triệu đồng/lượng, so với mức 1,8 triệu đồng/lượng vào sáng qua và mức trên 3 triệu đồng/lượng vào đầu tháng.

Lúc đóng cửa phiên ngày 29/5 tại New York, giá vàng giao ngay tăng 0,1 USD/oz, chốt ở 1.267,8 USD/oz. Phiên sáng nay tại châu Á, lúc gần 11h theo giờ Việt Nam, giá vàng tăng thêm 2,5 USD/oz so với chốt phiên Mỹ, lên 1.270,3 USD/oz.

Mức giá này của vàng thế giới tương đương khoảng 34,8 triệu đồng/lượng và rất gần với mức giá cao nhất trong 1 tháng qua thiết lập hồi giữa tháng.

Giá vàng tăng khi giới đầu tư lo ngại về một số bất ổn chính trị ở khu vực châu Âu.

Hy Lạp có thể sẽ không thanh toán khoản nợ tiếp theo trong gói giải cứu mà các chủ nợ quốc tế dành cho nước này trừ phi các chủ nợ đạt một thỏa thuận về giảm nợ cho Athens. Tại Italy, Thủ tướng Mateo Renzi nói cuộc bầu cử tiếp theo của Italy nên được tổ chức cùng thời điểm với cuộc bầu cử ở Đức vào tháng 9 năm nay.

Ngoài ra, Thủ tướng Anh Theresa May cảnh báo bà sẵn sàng rút khỏi cuộc đàm phán Brexit với Liên minh châu Âu (EU) và đưa Anh ra khỏi khối này mà không cần thỏa thuận nào nếu bà buộc phải làm như vậy. Trong khi đó, đối thủ bà May trong cuộc bầu cử vào tuần tới là ông Jeremy Corbyn, thủ lĩnh Công Đảng, tuyên bố sẽ đạt thỏa thuận với EU nếu ông lên nắm quyền.

Kể từ sau vụ khủng bố Manchester, khoảng cách dẫn trước của Đảng Bảo thủ cầm quyền so với Công Đảng liên tục rút ngắn, chỉ còn 6 điểm phần trăm trong cuộc thăm dò dư luận mới nhất.

Tuy nhiên, xu hướng tăng của giá vàng đang gặp trở ngại từ sự phục hồi và vững giá của đồng USD và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 6.

Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền mạnh khác tăng 0,2% trong phiên sáng nay, lên mức 97,659 điểm. Tuần trước, chỉ số này có lúc giảm dưới 97 điểm, thấp nhất trong 6 tháng rưỡi.

Trong nước, giá USD tự do tại Hà Nội sáng nay giảm 15 đồng so với hôm qua, còn 22.705 đồng (mua vào) và 22.725 đồng (bán ra).

Ngân hàng Vietcombank giảm giá USD niêm yết 10 đồng so với sáng qua, còn 22.690 đồng và 22.760 đồng. Eximbank hạ giá USD niêm yết 20 đồng, còn 22.650 đồng và 22.750 đồng, tương ứng giá mua và bán.

Đọc tiếp »

Giá vàng miếng rẻ nhất từ đầu năm, giá USD giảm

Giá vàng thế giới đi xuống trong phiên đêm qua và sáng nay (31/5), kéo giá vàng miếng trong nước xuống dưới mốc 35,4 triệu đồng/lượng. Giá USD ngân hàng và tự do cùng tiếp tục xu hướng giảm của ngày hôm qua.

Lúc gần 10h trưa nay, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 36,28 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,36 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cuối giờ chiều qua, giá vàng SJC tại doanh nghiệp này hiện giảm 40.000 đồng/lượng.

Tại thị trường Tp.HCM cùng thời điểm trên, Công ty SJC báo giá vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 36,19 triệu đồng/lượng và 36,39 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và bán.

Theo biểu đồ giá vàng của DOJI, giá vàng miếng SJC tại doanh nghiệp này đang ở mức rẻ nhất kể từ ngày 2/1/2017.

Thời gian gần đây, giá vàng biến động chậm, lình xình trong vùng 36,5-36,6 triệu đồng/lượng trong hầu hết thời gian của tháng 5, nên chỉ cần vài ngày giá giảm liên tục là lại có một mức đáy được thiết lập.

Từ cuối tuần trước đến nay, giá vàng miếng đã giảm khoảng 250.000 đồng/lượng. Nếu so với thời điểm đầu tháng, vàng miếng đã rẻ đi nửa triệu đồng mỗi lượng.

So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng trong nước đang chênh cao hơn khoảng 1,9 triệu đồng/lượng.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/5 tại New York, giá vàng giao ngay giảm 4 USD/oz, còn 1.263,8 USD/oz. Lúc hơn 10h trưa nay theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á hạ 2,9 USD/oz so với chốt phiên Mỹ, còn 1.260,9 USD/oz.

Giá vàng quay đầu giảm sau khi chạm mốc cao nhất 1 tháng trên 1.270 USD/oz vào hôm qua. Giá kim loại quý này đang đương đầu áp lực giảm từ khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất trong cuộc họp vào trung tuần tháng 6.

Trong khi đó, đồng USD giảm giá nhẹ trong phiên sáng nay. Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh của đồng bạc xanh giảm xuống dưới mức 97,4 điểm, từ mức trên 97,4 điểm vào phiên hôm qua.

Giá USD tự do tại Hà Nội sáng nay giảm thêm 5 đồng so với hôm qua, nâng tổng mức giảm trong 2 ngày lên 20 đồng. Lúc đầu giờ, một số điểm giao dịch ngoại tệ tự do báo giá USD ở mức 22.700 đồng (mua vào) và 22.720 đồng (bán ra).

Tại một số ngân hàng thương mại, giá USD sáng nay cũng nối tiếp đà giảm của hôm qua. Vietcombank báo giá USD ở mức 22.670 đồng (mua vào) và 22.740 đồng, giảm 20 đồng mỗi USD. Trong khi đó, Eximbank niêm yết giá ngoại tệ này ở mức 22.650 đồng và 22.750 đồng, không thay đổi so với hôm qua.

Đọc tiếp »

Ba phiên liền ngân hàng không cần “vay nóng”

Ngày 30/5, thị trường liên ngân hàng và ở nghiệp vụ thị trường mở tiếp tục phản ánh trạng thái vốn thuận lợi của hệ thống thời gian gần đây.

Nối tiếp xu hướng thể hiện rõ trong một tháng qua, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng giảm khá mạnh và về mức thấp.

Theo tổng hợp từ Khối nghiên cứu Maritime Bank, ngày 30/5, lãi suất chào bình quân liên ngân hàng VND tiếp tục giảm 0,08 - 0,32 điểm phần trăm ở hầu hết các kỳ hạn, riêng kỳ hạn 1 tuần vẫn không thay đổi phiên thứ 10 liên tiếp.

Cụ thể, lãi suất qua đêm tiếp tục giảm xuống còn 2,42%, chỉ còn bằng phần nửa so với “mặt bằng” quanh 5%/năm cuối quý 1 đầu quý 2 vừa qua; kỳ hạn 1 tuần giữ ở 4,08%/năm; 2 tuần 3,06% và 1 tháng 3,52%.

Cùng với xu hướng giảm mạnh của lãi suất trên liên ngân hàng thời gian gần đây, ở nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước gần như đã không còn phải bơm vốn điều tiết hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống - hoạt động kéo dài với quy mô lớn sau Tết Nguyên đán.

Hôm qua (30/5) đánh dấu phiên thứ 3 liên tiếp Ngân hàng Nhà nước chào thầu 1.000 tỷ đồng trên kênh cầm cố với kỳ hạn 7 ngày và không có khối lượng trúng thầu.

Trong ngày, có 796 tỷ đồng đáo hạn. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước hút ròng 796 tỷ đồng, đưa khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố giảm xuống mức chỉ còn 379 tỷ đồng.

Đọc tiếp »

Sacombank lên kế hoạch xử lý dứt điểm nợ xấu trong 5 năm

Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2015 và 2016 vừa được Sacombank công bố sau hai năm sáp nhập với Ngân hàng Phương Nam. Trong đó, đáng chú ý là khoản nợ xấu hơn 15.000 tỷ đồng sẽ được khoanh lại và phân bổ dự phòng rủi ro trong 10 năm.

Theo báo cáo tài chính, tính đến cuối năm 2016, nợ xấu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) là 13.166 tỷ đồng, chiếm 6,8%, trong khi con số trước kiểm toán là 5,5%. Đó là chưa kể khoản 37.300 tỷ đồng đã bán cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC).

Giải thích về chênh lệch tỷ lệ nợ xấu trong báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán, ông Nguyễn Miên Tuấn - Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank, cho biết: “Trong đánh giá nợ thường có 2 phần là định lượng và định tính. Theo tính toán ban đầu của Sacombank thì nợ xấu ở mức 5,5%. Tuy nhiên theo tinh thần của Ngân hàng Nhà nước trong tái cơ cấu là muốn xử lý nợ phải đánh giá lại thực chất các khoản nợ, rà soát triệt để tiềm ẩn của các khoản vay, nên sau kiểm toán con số này tăng lên 6,8%”.

Cũng theo ông Tuấn, khoản nợ xấu này phần lớn đến từ Ngân hàng Phương Nam và đều có tài sản đảm bảo tương đối đầy đủ. Tuy nhiên thời gian qua việc xử lý bị vướng do cơ chế và do ảnh hưởng từ việc thị trường bất động sản bị đóng băng.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã thông qua đề án tái cấu trúc Sacombank sau sáp nhập, đồng ý cho Sacombank thời hạn 10 năm (2015-2025) để xử lý dứt điểm nợ xấu.

“Lộ trình 10 năm là do Sacombank đề ra trên cơ sở thận trọng. Chúng tôi mong muốn có thể đẩy nhanh hơn tiến độ này. Cụ thể, trong 3 năm xử lý được 70% nợ xấu và nếu cơ chế vĩ mô cùng hoạt động ngành ổn định, thuận lợi thì trong vòng 5 năm sẽ xử lý dứt điểm, đưa Sacombank trở lại quỹ đạo tăng trưởng như trước đây, giảm nợ xấu xuống dưới 3%”, ông Tuấn khẳng định.

Cũng theo đề án, các khoản dự thu của ngân hàng Phương Nam từ năm 2015 trở về trước được “khoanh lại” và phân bổ dần qua các năm theo năng lực tài chính. Từ năm 2016, Sacombank không đưa khoản này vào thu nhập lãi thuần nữa, đồng thời các hoạt động lõi của Sacombank (huy động, cho vay, dịch vụ) vẫn duy trì và tăng trưởng ổn định, có lãi để bù đắp.

Được biết, trong năm 2016 vừa qua, huy động vốn của Sacombank tăng trưởng 11,7%, đạt 291.654 tỷ đồng; trong đó 87% là huy động từ dân cư và từ tổ chức kinh tế là 13%. Dư nợ tín dụng của Sacombank đạt 237.918 tỷ đồng, tăng 18,3%. Và điểm sáng trong tăng trưởng hoạt động lõi của Sacombank là thu dịch vụ, tăng 22% với khoản lãi 1.430 tỷ đồng, chủ yếu tăng ở mảng khách hàng cá nhân, ngân hàng điện tử, và thẻ.

Ngân hàng cho biết đã giám sát chặt việc cấp tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, giảm dần tỷ trọng cho vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán.

Đọc tiếp »

Giá vàng miếng thoát đáy, giá USD đi xuống

Giá vàng thế giới tăng lên mức cao nhất trong 1 tháng, đưa giá vàng miếng trong nước thoát khỏi mức đáy của 5 tháng thiết lập vào hôm qua. Giá USD tự do và ngân hàng cùng giảm ngày thứ ba liên tiếp.

Lúc gần 11h trưa nay, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 36,32 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,4 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cuối giờ chiều qua, giá vàng miếng SJC tại doanh nghiệp này hiện tăng 30.000 đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn tròn trơn 999,9 của các thương hiệu như Bảo Tín Minh Châu, Phú Quý… tại thị trường Hà Nội dao động từ 34,5-34,52 triệu đồng/lượng (mua vào) và 34,85-34,97 triệu đồng/lượng (bán ra).

Tại thị trường Tp.HCM cùng thời điểm trên, Công ty PNJ báo giá vàng miếng SJC ở mức 36,23 triệu đồng/lượng và 36,43 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và bán.

Hôm qua, giá vàng miếng SJC bán ra tại thị trường Hà Nội có lúc giảm về sát ngưỡng 36,3 triệu đồng/lượng, thấp nhất kể từ đầu tháng 1. Có một nghịch lý đang diễn ra là giá vàng thế giới đang cao nhất trong 1 tháng, nhưng giá vàng trong nước lại lập đáy.

Lý giải về điều này, một nhà kinh doanh vàng tại Hà Nội nói rằng đó là do giá vàng trong nước đã “lình xình” ở vùng hẹp trong thời gian khá dài, nên chỉ cần giảm vài trăm nghìn đồng mỗi lượng trong vài phiên là có thể lập một mức đáy. Trong khi đó, giá vàng thế giới gần đây tương đối chững trong khoảng 1.250-1.270 USD/oz nên cũng không cần tăng nhiều để lập đỉnh.

Ngoài ra, nhu cầu vàng trong nước hiện nay đang trầm lắng, nên giá vàng trong nước biến động chậm chạp hơn so với giá thế giới.

So với giá vàng quốc tế quy đổi, giá vàng SJC bán lẻ hiện đang chênh cao hơn khoảng 1,7 triệu đồng/lượng.

Giá USD tự do tại Hà Nội sáng nay phổ biến ở mức 22.690 đồng (mua vào) và 22.710 đồng (bán ra), giảm 10 đồng so với hôm qua. Trong 3 ngày giảm liên tiếp trở lại đây, giá USD tự do hạ 30 đồng.

Ngân hàng Vietcombank sáng nay báo giá USD ở mức 22.660 đồng (mua vào) và 22.730 đồng (bán ra), giảm 10 đồng so với hôm qua. Eximbank niêm yết giá ngoại tệ này ở các mức tương ứng lần lượt là 22.640 đồng và 22.740 đồng.

Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay tại châu Á lúc gần 11h trưa nay theo giờ Việt Nam tăng 0,2 USD/oz so với chốt phiên Mỹ hôm qua, đứng ở 1.269,8 USD/oz. Mức giá này tương đương khoảng 34,7 triệu đồng/lượng.

Phiên New York, giá vàng tăng 5,8 USD/oz, tương đương tăng gần 0,5%, đạt mức 1.269,6 USD/oz. Trong phiên, có lúc giá vàng lên 1.275 USD/oz, cao nhất kể từ đầu tháng 5.

Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD đã sụt xuống dưới mức 97 điểm, từ mức gần 97,4 điểm vào hôm qua.

Giới phân tích dự báo tỷ giá đồng USD và giá vàng sẽ ít biến động trong thời gian từ nay đến cuộc họp chính sách tiền tệ tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vào ngày 13-14/6.

Đọc tiếp »

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

Sacombank khát thời gian

Sau khi lùi lịch họp từ 28/4 sang 26/5, đại hội đồng cổ đông thường niên năm tài chính 2015-2016 của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) có y lịch hẹn hay không?

Câu hỏi đặt ra vì vẫn không loại trừ khả năng lùi tiếp. Vì hiện tại Sacombank đang khát thời gian, mà van nguồn chưa được mở để nhanh chóng chuẩn bị cho các điều kiện tổ chức đại hội.

Tình thế đặc biệt

Phục vụ đại hội, ngân hàng cần có báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Sacombank vẫn chưa thể hoàn thành cho năm 2015 và 2016. Nguyên do, việc sáp nhập Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) đã gây trở ngại lớn trong hoàn tất hạng mục này cho đến nay.

Dù vậy, Sacombank vẫn đều đặn cập nhật tình hình tài chính. Đến cuối quý 1/2017, nợ xấu theo cập nhật giảm đáng kể, từ 5,35% cuối 2016 xuống 4,88%. Tuy nhiên, nếu xem xét cả phần nợ xấu đã bán sang Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), cùng lượng tiềm ẩn trong quy mô lớn của các khoản phải thu và lãi dự thu, tỷ lệ sát thực sẽ ở mức rất cao.

Áp lực đặt ra, nếu thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo đúng hạng mức cho lượng lớn trái phiếu VAMC, thoái lãi dự thu, tới đây Sacombank sẽ gặp khó khăn trong cân đối tài chính.

Sự lưỡng lự trong hoàn tất báo cáo tài chính được kiểm toán một phần gắn với tình thế đặc biệt của ngân hàng này.

Một mặt, như Chủ tịch Sacombank Kiều Hữu Dũng khẳng định gần đây, Sacombank không phải là một ngân hàng yếu kém.

Thực tế, trước khi sáp nhập Southern Bank, đây là một ngân hàng mạnh, hàng đầu trong khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân. Các chỉ tiêu tổng tài sản, huy động, cho vay vẫn tăng trưởng suốt gần hai năm sau sáp nhập. Hệ thống thống kê theo “Sacombank lõi” (tách yếu tố Southern Bank) cho thấy kết quả kinh doanh vẫn khá ấn tượng ở nhiều chỉ tiêu.

Kết quả trên rất đáng chú ý, khi mà Sacombank thường xuyên bị thử thách bởi nhiều thông tin bất lợi có trên thị trường, vẫn chống chọi, vượt qua và có các con số tăng trưởng.

Mặt khác, gộp các vấn đề tài chính Southern Bank chuyển giao, tình thế của Sacombank lại trở nên khó khăn, không thể ngay lập tức gánh trọn những gánh nặng chuyển giao lên cùng một bản báo cáo tài chính, mà qua đó phủ nhận hết sức mạnh của “Sacombank lõi”.

Nhìn lại, nếu hai năm trước, nếu không có cuộc sáp nhập vào Sacombank, hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể đã đối diện với một tình huống “ngân hàng 0 đồng”. Nếu Ngân hàng Nhà nước mua bắt buộc thì gánh nặng trực tiếp đối với Nhà nước sẽ cộng thêm cho đến nay, bài toán tái cơ cấu và khôi phục nhóm ngân hàng mua lại bắt buộc này càng thêm nan giải. Nếu không mua lại bắt buộc Southern Bank, rủi ro đối với hệ thống từ Southern Bank liệu có được kiểm soát thay vì dồn hết về Sacombank?

Phạm vi của ảnh hưởng

Nếu Sacombank được định rõ là một ngân hàng yếu kém, hay nói theo thuật ngữ trong văn bản pháp lý là “khó khăn tài chính”, thì tình thế đã khác.

Vì theo lần lượt các văn bản pháp lý ban hành và đã cho phép, ngân hàng yếu kém sẽ được xem xét tăng thời hạn trái phiếu đặc biệt của VAMC lên 10 năm thay vì 5 năm. Tổng nợ xấu Sacombank đã bán cho VAMC đến cuối 2016 khoảng 37.000 tỷ đồng, nếu được ở diện giãn ra 10 năm như vậy, bớt dồn áp lực chi phí trích lập dự phòng, cân đối hoàn tất được báo cáo tài chính các năm 2015 và 2016 sẽ thuận lợi hơn.

Tương tự, trong tổng hơn 40.000 tỷ đồng các khoản phải thu, nếu được giãn thoái lãi dự thu theo lộ trình, Sacombank sẽ có thêm điều kiện để chủ động tốt hơn về nguồn lực tài chính hiện tại.

Trong hai giả thiết trên, có nguồn nước thời gian pha loãng áp lực, năng lực của “Sacombank lõi” với sức mạnh như đề cập ở trên, cùng cơ cấu quản trị điều hành được củng cố và ổn định, sẽ có điều kiện để từng bước hóa giải những khó khăn.

Tuy nhiên, hiện Sacombank chưa có được hai cơ chế trên để mở nguồn thời gian pha loãng mặn đắng của nợ xấu và lãi dự thu - chủ yếu từ nhận sáp nhập Southern Bank. Nói Sacombank khát thời gian là vậy.

Nếu không mở nguồn cơ chế thời gian, áp lực hạch toán nợ xấu, thoái lãi dự thu và trích lập dự phòng dồn lại sẽ hút cạn năng lực tài chính Sacombank hiện có. Khi đó, những tác động của khó khăn có thể vượt cả phạm vi của một ngân hàng nếu thị trường chứng khoán và hoạt động gửi tiền có phản ứng bất lợi. Bởi vì, nếu năng lực tài chính bị hút cạn như vậy, việc hoàn thành báo cáo tài chính và tổ chức họp đại hội đồng cổ đông sẽ càng khó đúng lịch hẹn 26/5 tới, các tiêu chuẩn an toàn hoạt động sẽ ở mức báo động.

Thậm chí, cho cuối tuần qua, ông Nguyễn Đức Hưởng, người có tên trong danh sách ứng cử Hội đồng Quản trị Sacombank dự kiến tại đại hội tới, cho biết cá nhân ông vẫn chưa chính thức quyết định tham gia vào quá trình tài cơ cấu tại đây. Vì theo ông Hưởng giải thích, nếu không có cơ chế hỗ trợ như trên trong điều kiện không có nguồn lực mới cá nhân ông cũng không tin vào kết quả tái cơ cấu sẽ thành công.

Nguồn lực mới, sau nhiều đồn đoán, đến nay vẫn chưa thấy xuất hiện ở Sacombank. Và nếu có tình huống bỏ cuộc về lịch trình tổ chức đại hội, cũng như việc ứng viên mới để ngỏ quyết định tham gia tái cơ cấu như trên, Sacombank sẽ tiếp tục khó khăn. Khi càng khó khăn hơn, chất lượng hàng hóa sẽ giảm sút, tình huống mặc cả càng bất lợi; và khi đó, nguồn lực mới vào cuộc thâu tóm hoặc đầu tư sẽ nắm lợi thế hơn, chi phí bỏ ra có thể sẽ rẻ hơn.

Trước nút thắt cơ chế hỗ trợ đó, tại Nghị quyết số 36 về phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4/2017, Chính phủ đã có định hướng tháo gỡ chung cho cơ chế hỗ trợ tái cơ cấu các ngân hàng thương mại. Tại kỳ họp tới, dự kiến Quốc hội cũng sẽ có nghị quyết với các giải pháp cụ thể hỗ trợ xử lý khó khăn chung cho hệ thống, trong đó có thể có những điểm Sacombank đang khát.

Tuy nhiên, từ định hướng tới thực tế có độ trễ thời gian, trong khi lịch hẹn đại hội đồng cổ đông Sacombank đã gần kề. Nếu thêm một lần đại hội trì hoãn, niềm tin trên thị trường là có hạn.

Đọc tiếp »

Hai sự thật trong “thực tế trớ trêu” của Vietcombank

Ngay sau phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2017 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), một số nhà đầu tư tỏ ra lo lắng về kế hoạch bán vốn và giá cổ phiếu thời gian tới.

Tại đại hội ngày 28/4 vừa qua, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietcombank đưa ra hai ý mà giới đầu tư chú ý: thứ nhất, giá cổ phiếu của Vietcombank (mã VCB) vẫn cao dù sau pha loãng; thứ hai, bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài có những điều kiện mới.

Ngay sau đại hội, trên một số diễn đàn đầu tư chứng khoán, đã xuất hiện lo ngại giá cổ phiếu VCB tới đây có thể bị “đè nén” cùng tình huống nhà đầu tư nước ngoài “đè giá” để mua được giá tốt khi Vietcombank chào bán riêng lẻ.

Trước hết, quan ngại trên xuất phát từ “thực tế trớ trêu” đã thể hiện rõ trong 2016: với kết quả kinh doanh tốt, tình hình tài chính và đặc biệt kết quả xử lý nợ xấu được đánh giá sạch nhất hệ thống, giá cổ phiếu VCB liên tục tăng cao, nhưng càng tăng cao càng khiến kế hoạch bán vốn cho GIC (quỹ đầu tư Singapore) khó thành, do đối tác trả giá thấp hơn giá trên sàn.

Thứ nữa, kế hoạch phát hành tiếp tục chuyển tiếp sang 2017. Cụ thể, năm nay Vietcombank dự định tăng vốn điều lệ thêm 3.598 tỷ đồng bằng phương thức phát hành cổ phần ra công chúng và chào bán riêng lẻ cho tối đa 10 nhà đầu tư có năng lực tài chính; số lượng cổ phần chào bán tối đa là 359,8 triệu cổ phiếu (tương đương 10% số cổ phần hiện tại). Điểm chú ý là cơ chế chào bán sẽ thay đổi.

Tại đại hội trên, Chủ tịch Vietcombank gợi mở: “Theo định hướng của Chính phủ, việc giảm vốn, thoái vốn của các doanh nghiệp có vốn Nhà nước phải đảm bảo giá chào bán dự kiến không thấp hơn giá định giá của tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp và giá đóng cửa của phiên giao dịch trên HOSE ngày liên hệ trước ngày phát hành”.

Ngay sau đó, trên diễn đàn đầu tư chứng khoán, một số nhà đầu tư đã bàn luận ngay về hướng: để đảm bảo định hướng giá trên, việc bán cho GIC sẽ theo điều kiện giá bán không thấp hơn giá của tổ chức định giá đưa ra và không thấp hơn giá giao dịch trên sàn; cùng đó, thời hạn thực hiện bán cho GIC có hiệu lực trong vòng một năm, để có điều kiện lựa chọn thời điểm theo diễn biến của thị trường. Trong cái khó ló cài khôn, cả hai hướng này gộp lại cùng tạo khả năng phát hành thành công cao hơn phương án năm ngoái.

Hiện chưa có thông tin chấp thuận cơ chế bán nói trên từ phía cơ quan quản lý, hay chưa thể xác định cụ thể nếu thực hiện thì giao dịch bán cho GIC trong khoảng thời gian nào… Nhưng quan ngại giá cổ phiếu VCB bị nhà đầu tư “đè” để mua được giá tốt trong kế hoạch phát hành trên là đã hiện hữu trong tranh luận của nhà đầu tư.

Quan ngại đó không phải ngẫu nhiên, mà đã phảng phất trong chuỗi giao dịch cổ phiếu VCB trên sàn thời gian gần đây.

Dữ liệu thống kê cho thấy, từ ngày 14/4/2017 đến cuối tuần qua, khối đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng cổ phiếu VCB. Đỉnh điểm trong tuần qua, khối này đã bán ròng tới 104,3 tỷ đồng giá trị cổ phiếu VCB, trong khi mua ròng 279,1 tỷ đồng trên toàn thị trường; tuần liền trước họ mới chỉ bán ròng cổ phiếu này 18,2 tỷ đồng.

Đáng chú ý, trong các phiên giao dịch ngày 27 và 28/4, hoạt động bán ra liên tục, mạnh và dứt khoát cổ phiếu VCB, chiếm áp đảo gần như lượng bán ra trong phiên, đến từ khối đầu tư nước ngoài.

Hoạt động bán ròng và đặc biệt dồn dập những phiên gần đây của nhà đầu tư nước ngoài được xem là một tác nhân chính khiến giá cổ phiếu VCB xuyên thủng mốc 35.000 đồng.

Trên diễn đàn, có nhà đầu tư tính toán, với quy mô giao dịch ở mức phổ biến dưới 1 triệu đơn vị/phiên, nhà đầu tư nước ngoài có khả năng dồn bán ra “đè giá” để tìm cơ hội mua giá tốt trong lượng 359,8 triệu cổ phiếu mà Vietcombank dự kiến chào bán nói trên.

Tuy nhiên, quan ngại và dò đoán có lẽ chỉ khiến cổ phiếu VCB thêm phần được chú ý và kế hoạch bán vốn cho GIC hoặc riêng lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài khác… thêm phần kịch tính. Vì tham số quan trọng ở đây là cơ chế bán, thời điểm bán cụ thể thế nào, khi nào vẫn chưa được xác định.

Ngược lại, có hai sự thật trong diễn biến giá cổ phiếu VCB và “thực tế trớ trêu” tại Vietcombank.

Thứ nhất, nếu đúng như quan ngại trên mà một số nhà đầu tư đặt ra, cũng như giao dịch khác thường của khối đầu tư nước ngoài gần đây, nếu muốn “đè giá” cổ phiếu VCB, đương nhiên phải có sẵn lượng cổ phiếu lớn trong tay. Sự thật là nếu có mục đích “đè giá”, khối đầu tư nước ngoài có “đạn” để bắn mãi vậy không?

Thứ hai, giá cổ phiếu VCB còn phụ thuộc và gắn nhất định vào chất lượng và tình hình hoạt động của Vietcombank. Ở đây, sự thật lại khác: ngân hàng này đang hướng tới một năm hiệu quả nhất trong lịch sử.

Sau khi đã mua lại toàn bộ nợ xấu đã bán cho VAMC về, đã trích lập dự phòng tới 121% số dư nợ xấu, lợi nhuận năm nay của Vietcombank là khó kìm. 2017 ngân hàng này đặt kế hoạch 9.200 tỷ đồng lợi nhuận, song lãnh đạo cao cấp Vietcombank từng chia sẻ mới đây kết quả cuối cùng có thể tới 9.500 tỷ đồng, thậm chí mức 10.000 tỷ đồng cũng không quá xa tầm với.

Dĩ nhiên, đó là những con số mục tiêu trong điều kiện khách quan thị trường không có biến động, xáo trộn quá bất lợi hoặc bất thường, hoặc không có những biến cố lớn và bất lợi từ thế giới…

Còn nội tại Vietcombank, duy nhất đến thời điểm này, rủi ro lớn nhất chỉ là một sự cố pháp lý tại một chi nhánh ở khu vực phía Nam. Tuy nhiên, sự cố này xẩy ra trước đây, đã được khắc phục về mặt cơ cấu nhân sự và chủ động trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ từ sớm.

Đọc tiếp »

Giá vàng giảm, giá USD tăng sau kỳ nghỉ

Giá vàng thế giới đi xuống, khiến giá vàng miếng trong nước sáng nay (3/4) giảm hơn 100.000 đồng/lượng so với trước kỳ nghỉ lễ kéo dài 4 ngày. Giá USD tự do và ngân hàng cùng tăng nhẹ.

Lúc gần 10h trưa nay, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 36,66 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,74 triệu đồng/lượng (bán ra). So với trước kỳ nghỉ 30/4-1/5, giá vàng SJC tại doanh nghiệp này hiện giảm 140.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.

Tại thị trường Tp.HCM cùng thời điểm trên, Công ty PNJ báo giá vàng miếng SJC ở mức 36,6 triệu đồng/lượng và 36,79 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và bán.

Trong thời gian nghỉ lễ vừa qua, giá vàng thế giới biến động chậm và thiên về giảm do thiếu lực hỗ trợ và không có yếu tố tác động rõ rệt. So với trước nghỉ lễ, giá vàng thế giới hiện giảm khoảng 8 USD/oz.

Chốt phiên ngày 2/5 tại New York, giá vàng giao ngay tăng 0,8 USD/oz, lên 1.257,9 USD/oz. Lúc gần 10h trưa nay theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại châu Á giảm 0,8 USD/oz so với đóng cửa phiên Mỹ, còn 1.257,1 USD/oz.

So với giá vàng SJC bán lẻ, giá vàng thế giới quy đổi khoảng 2,2 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới hiện đang ở vùng thấp nhất trong 5 tuần. Một số dữ liệu khả quan về kinh tế Mỹ trong thời gian gần đây, trong đó có số liệu về ngành sản xuất, khiến nhiều nhà đầu tư tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể đẩy nhanh tiến độ tăng lãi suất.

Ngày 2/5, FED đã bắt đầu cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, nhưng khả năng FED tăng lãi suất trong cuộc họp lần này gần như bằng 0. Thay vào đó, giới đầu tư chờ đợi tuyên bố sau cuộc họp của FED để xác định đường đi của lãi suất cơ bản đồng USD trong những tháng sắp tới.

Ngoài ra, trên phương diện kỹ thuật, giá vàng đã để mất ngưỡng hỗ trợ quan trọng 1.258,62 USD/oz nên đối mặt nguy cơ giảm sâu hơn. Tháng trước, giá vàng có lúc gần chinh phục được mốc 1.300 USD/oz, cao nhất trong 5 tháng, nhưng bất thành.

Tỷ giá đồng USD trên thị trường quốc tế sáng nay đi xuống. Chỉ số Dollar Index giảm còn 98,909 điểm, từ mức trên 99 điểm vào đêm qua trong phiên Mỹ.

Trong nước, giá USD tự do tại Hà Nội sáng nay phổ biến ở mức 22.740 đồng (mua vào) và 22.760 đồng (bán ra), tăng 10 đồng so với trước nghỉ lễ.

Giá USD niêm yết sáng nay tại ngân hàng Vietcombank là 22.710 đồng và 22.780 đồng, tương ứng giá mua và giá bán, tăng 20 đồng so với trước kỳ nghỉ. Eximbank báo giá ngoại tệ này ở mức 22.680 đồng và 22.780 đồng, cũng tăng 20 đồng.

Đọc tiếp »

Chính phủ sẽ vay 342 nghìn tỷ, trả nợ 260 nghìn tỷ trong năm 2017

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ năm 2017.

Cụ thể, theo nguồn tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Thủ tướng phê duyệt kế hoạch vay của Chính phủ năm 2017 là 342.060 tỷ đồng, gồm: vay trong nước 243.300 tỷ đồng và vay ODA, ưu đãi nước ngoài 98.760 tỷ đồng, trong đó vay cho cân đối ngân sách Nhà nước 316.300 tỷ đồng (vay để bù đắp bội chi là 172.300 tỷ đồng và vay để trả nợ gốc 144.000 tỷ đồng); vay về cho vay lại 25.760 tỷ đồng.

Thủ tướng cũng phê duyệt kế hoạch trả nợ của Chính phủ năm 2017 là 260.150 tỷ đồng, trong đó: trả nợ trực tiếp của Chính phủ năm 2017 là 242.900 tỷ đồng; trả nợ của các dự án cho vay lại 17.250 tỷ đồng.

Phê duyệt hạn mức được Chính phủ bảo lãnh và vay thương mại trung dài hạn nước ngoài của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay tự trả năm 2017, bao gồm: hạn mức phát hành trái phiếu trong nước được Chính phủ bảo lãnh của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam tối đa 9.250 tỷ đồng; hạn mức bảo lãnh vay trong nước (rút vốn ròng) được Chính phủ bảo lãnh của các dự án trọng điểm quốc gia tối đa là 8.000 tỷ đồng; hạn mức vay thương mại nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được Chính phủ bảo lãnh tối đa là 700 triệu USD; hạn mức vay thương mại nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay tự trả tối đa là 5.500 triệu USD; hạn mức vay của chính quyền địa phương tối đa là 23.857 tỷ đồng.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính rà soát lại sự cần thiết và hạn mức Chính phủ bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) 25.145 tỷ đồng, phù hợp định hướng tái cơ cấu VDB Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ thời gian tới.

Bên cạnh đó, báo cáo Chính phủ để báo cáo Quốc hội bổ sung dự toán đối với các khoản vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài cho hỗ trợ ngân sách nhà nước chung, khả năng triển khai và giải ngân nhanh trong năm 2017 trong trường hợp vượt dự toán được duyệt.

Thủ tướng cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ dứt điểm vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi chưa phân bổ trong mức dự toán 60.000 tỷ đồng được Quốc hội phê duyệt; báo cáo Chính phủ để báo cáo Quốc hội trong trường hợp giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi thực tế năm 2017 cho xây dựng cơ bản trong cân đối ngân sách Nhà nước vượt quá 60.000 tỷ đồng.

Giao Ngân hàng Nhà nước giám sát việc vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay, tự trả trong hạn mức được duyệt.

Đọc tiếp »

Vàng giảm giá chóng mặt sau cuộc họp FED

Sau khi quyết định giữ nguyên lãi suất được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố, giá vàng thế giới “bốc hơi” gần 20 USD/oz, kéo giá vàng miếng trong nước sáng nay (4/5) xuống mức thấp nhất trong 1 tháng. Giá USD tự do và ngân hàng cùng giữ ổn định.

Lúc hơn 9h sáng nay, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 36,45 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,53 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cuối giờ chiều qua, giá vàng miếng SJC tại doanh nghiệp này hiện giảm 120.000 đồng mỗi lượng.

Giá vàng nhẫn tròn trơn 999,9 các thương hiệu như Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu, nhẫn Phú Quý của Phú Quý… có giá dao động 34,1-34,32 triệu đồng/lượng (mua vào) và 34,7-34,77 triệu đồng/lượng (bán ra).

Tại thị trường Tp.HCM cùng thời điểm trên, Công ty SJC báo giá vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 36,32 triệu đồng/lượng và 36,55 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và bán.

Dù chịu áp lực giảm từ giá vàng quốc tế, giá vàng trong nước đang giảm chậm hơn đáng kể. Điều này khiến chênh lệch giá vàng trong nước-thế giới bị kéo giãn rộng.

Cụ thể, sáng nay, giá vàng SJC bán lẻ cao hơn giá vàng thế giới quy đổi trên 2,5 triệu đồng/lượng. Hồi giữa tháng 4, khi giá vàng thế giới tăng và giá trong nước tăng chậm hơn, chênh lệch có lúc rút ngắn còn 1,5-1,6 triệu đồng/lượng.

Giới kinh doanh vàng tại Hà Nội cho biết giao dịch vàng miếng những ngày gần đây kém sôi động. Tuy nhiên, việc giá vàng giảm hơn 300.000 đồng/lượng từ đầu tuần đến nay đã khuyến khích một số người đi mua vàng để tích trữ lâu dài.

Biểu đồ giá vàng của DOJI cho thấy giá vàng miếng SJC tại doanh nghiệp này đang thấp nhất kể từ đầu tháng 4.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 3/5, giá vàng giao ngay tại thị trường New York sụt 19,2 USD/oz, tương đương giảm hơn 1,5%, còn 1.238,7 USD/oz.

Trong phiên châu Á sáng nay, giá vàng phục hồi nhẹ. Lúc hơn 9h theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại châu Á tăng 2,4 USD/oz so với chốt phiên Mỹ, đứng ở 1.241,1 USD/oz.

Kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày, FED giữ nguyên lãi suất cơ bản đồng USD ở khoảng 0,5-0,75%. Việc FED không thay đổi lãi suất trong cuộc họp lần này không nằm ngoài dự báo của giới phân tích. Tuy nhiên, trong tuyên bố được đưa ra, FED duy trì quan điểm lạc quan về sức khỏe kinh tế Mỹ và phát tín hiệu có thể tăng lãi suất trong tháng 6.

Theo trang CNBC, giới đầu tư hiện đang đặt cược vào khả năng FED tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 6 ở mức 75%.

Tín hiệu này của FED gây áp lực giảm giá lên một loạt tài sản, từ hàng hóa cơ bản tới chứng khoán. Trong đó, giá vàng tụt xuống mức thấp nhất trong hơn 1 tháng, còn giá bạc gần chạm đáy của 4 tháng. Vàng là một tài sản không sinh lãi, nên giá vàng thường có xu hướng giảm trong môi trường lãi suất tăng, và ngược lại.

Ngoài ra, do vàng được định giá bằng USD, việc đồng bạc xanh tăng giá sau cuộc họp của FED cũng gây thêm áp lực giảm giá cho kim loại quý này. Phiên ngày 3/5 tại Mỹ, chỉ số Dollar Index tăng 0,3%. Trong phiên châu Á sáng nay, Dollar Index tăng lên gần 99,4 điểm, từ mức khoảng 99 điểm vào sáng qua.

Một số chuyên gia nói rằng giá vàng đang đối mặt sức ép giảm lớn và có khả năng tiếp tục đi xuống, về ngưỡng 1.200 USD/oz.

Giá USD tự do tại Hà Nội sáng nay phổ biến ở mức 22.740 đồng (mua vào) và 22.760 đồng (bán ra), không thay đổi so với hôm qua.

Giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương mại cũng ổn định và đang cao hơn giá USD tự do khoảng 20-30 đồng ở chiều bán ra.

Vietcombank báo giá USD ở mức 22.710 đồng (mua vào) và 22.780 đồng (bán ra), bằng mức giá hôm qua. Eximbank niêm yết giá ngoại tệ này ở các mức tương ứng lần lượt là 22.690 đồng và 22.790 đồng, cao hơn 10 đồng so với sáng qua.

Đọc tiếp »

Giá vàng tiếp tục giảm, USD tự do tăng nhẹ

Giá vàng thế giới tiếp tục đà trượt dốc của những phiên gần đây, nhưng giá vàng miếng trong nước giảm không đáng kể. Giá USD tự do nhích nhẹ, trong khi giá USD ngân hàng giảm nhẹ.

Lúc gần 10h trưa nay, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 36,38 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,48 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cuối giờ giao dịch hôm qua, giá vàng SJC tại doanh nghiệp này hiện giảm 30.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 10.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.

Tại thị trường Tp.HCM cùng thời điểm trên, Công ty SJC báo giá vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 36,3 triệu đồng/lượng và 36,52 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và bán.

So với đà giảm mạnh của giá vàng thế giới những ngày gần đây, giá vàng trong nước đang giảm cầm chừng, khiến chênh lệch giá vàng trong nước-thế giới bị kéo giãn. Sáng nay, giá vàng SJC bán lẻ chênh cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 2,8 triệu đồng/lượng, từ mức chênh 2,6 triệu đồng/lượng vào sáng qua.

Hồi giữa tháng 4, khoảng cách giữa giá vàng trong nước với thế giới có lúc giảm còn 1,6 triệu đồng/lượng.

Một số nhà kinh doanh vàng lý giải vàng trong nước “giữ giá” so với với thế giới một phần do lực mua tăng lên khi giá vàng giảm. Tuần này, giá vàng miếng SJC đã giảm 400.000 đồng/lượng, khuyến khích một số nhà đầu tư nhỏ lẻ mua vào để nắm giữ lâu dài.

Theo biểu đồ giá vàng của Công ty DOJI, giá vàng miếng SJC đang thấp nhất trong 1 tháng.

Giá USD tự do tại Hà Nội sáng nay phổ biến ở mức 22.745 đồng (mua vào) và 22.765 đồng (bán ra), tăng 5 đồng so với sáng qua.

Ngân hàng Vietcombank hạ giá USD niêm yết 10 đồng so với sáng qua, còn 22.700 đồng (mua vào) và 22.770 đồng (bán ra). Eximbank báo giá ngoại tệ này ở các mức tương ứng lần lượt là 22.670 đồng và 22.770 đồng, giảm 20 đồng so với sáng qua.

Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên New York ngày thứ Năm ở mức 1.229 USD/oz, giảm 9,7 USD/oz so với đóng cửa phiên trước. Trong phiên châu Á sáng nay, lúc gần 10h theo giờ Việt Nam, giá vàng giảm 0,2 USD/oz so với đóng cửa phiên Mỹ, còn 1.228,8 USD/oz.

Đây là mức giá thấp nhất trong hơn một tháng qua của vàng thế giới. Trung tuần tháng 4, giá vàng có lúc tiến sát mốc 1.300 USD/oz, cao nhất 5 tháng.

Giá vàng cùng giá nhiều loại hàng hóa cơ bản khác đang đối mặt sức ép giảm mạnh sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hôm 3/5 phát tín hiệu có thể tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 6. Ngoài ra, giá các mặt hàng như quặng sắt, đồng, dầu thô… còn sụt giảm do nỗi lo dư thừa nguồn cung và triển vọng kém lạc quan của kinh tế toàn cầu.

Giá quặng sắt giao sau tại Trung Quốc sáng 5/5 có lúc giảm 7%, sau khi giảm 8% vào phiên hôm qua. Giá đồng đang ở mức đáy của 4 tháng, sau khi có phiên giảm mạnh nhất 20 tháng vào hôm qua. Giá dầu rớt xuống mức thấp nhất 5 tháng.

Tỷ giá đồng Euro so với đồng USD sáng nay tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng, với 1,09735 USD đổi 1 Euro. Đồng tiền chung châu Âu đang được hỗ trợ bởi dự báo ứng cử viên Emmanuel Macron, một người theo đường phái trung dung, sẽ thắng trong vòng quyết định của cuộc bầu cử Tổng thống Pháp diễn ra vào ngày Chủ nhật tuần này.

Đọc tiếp »

Moody’s nâng xếp hạng triển vọng VIB

Moody's vừa nâng xếp hạng triển vọng Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB) từ ổn định lên tích cực.

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service vừa đưa ra báo cáo khẳng định giữ nguyên mức xếp hạng của VIB và 7 ngân hàng Việt Nam, đồng thời nâng xếp hạng triển vọng tiền gửi nội tệ và phát hành tiền gửi nội tệ và ngoại tệ của VIB từ ổn định lên tích cực.

Theo báo cáo này, VIB tiếp tục nằm trong nhóm ngân hàng có chỉ số xếp hạng tín nhiệm cao nhất trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Năm 2016, VIB đạt lợi nhuận trước thuế 702 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2015 và vượt 4% so với kế hoạch; Tổng tài sản đạt 104,5 nghìn tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2015, đạt 116% kế hoạch; Tín dụng đạt gần 70 nghìn tỷ, tăng 25%.

Các chỉ số an toàn như tỷ lệ LDR và tỷ lệ huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn lần lượt ở mức 65,6% và 47,1%, đều nằm trong ngưỡng an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Vừa qua ngân hàng đã tổ chức Đại hội cổ đông và chốt phương án chia cổ tức tương đương 44,6% vốn điều lệ, trong đó dự kiến chia cổ tức tiền mặt 5% và cổ phiếu thưởng 39,6%.

Ngân hàng cũng trình Đại hội cổ đông kế hoạch huy động vốn cấp 2 có thời hạn có thể lên đến 10 năm, với khối lượng tối đa 7.000 tỷ nhằm tăng cường hệ số CAR và các chỉ số an toàn khác cho nhu cầu hoạt động kinh doanh.

Đọc tiếp »

Khách phản ứng, Vietcombank hoãn điều chỉnh chính sách

Chiều 6/5, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) ra thông báo điều chỉnh kế hoạch triển khai văn bản điều khoản và điều kiện sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá nhân.

Thông báo cho biết, vừa qua, Vietcombank đã có thông báo tới khách hàng về việc điều chỉnh nội dung thỏa thuận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử với mục đích đảm bảo quyền lợi tối đa cho khách hàng và đảm bảo an toàn cho giao dịch ngân hàng.

Việc điều chỉnh trên đã định ngày hiệu lực từ 10/5/2017, trong đó có những nội dung như: khách hàng phải giữ bí mật các yếu tố định danh của mình, phòng tránh và ngăn chặn việc sử dụng trái phép các yếu tố định danh đó (yếu tố định danh bao gồm tên đăng nhập, mật khẩu...; khách hàng “phải chịu trách nhiệm” đảm bảo rằng thiết bị như điện thoại, máy tính... khi sử dụng được bảo vệ chắc chắn khỏi virút và các phần mềm máy tính gây hại…

Trước những điều chỉnh chính sách dịch vụ đó, khách hàng phản ứng và xem xét có hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm về phía khách hàng trong bảo mật dịch vụ.

Sau khi có phản ứng trên, Vietcombank cho rằng cách sử dụng từ ngữ trong một số điểm có thể dẫn đến việc hiểu chưa đúng về mục đích của việc điều chỉnh này.

Và tiếp thu những ý kiến phản hồi của khách hàng, Vietcombank sẽ nghiên cứu để có những điều chỉnh cần thiết trên cơ sở đảm bảo tính phù hợp với các quy định theo thông lệ quốc tế cũng như thực tiễn tại Việt Nam hướng tới bảo đảm tối đa quyền lợi của khách hàng.

Theo đó, cho đến khi có thông báo mới, nội dung thỏa thuận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử vẫn có giá trị hiệu lực (chưa áp dụng điều khoản, điều kiện mới từ ngày 10/5/2017 như thông báo trước đây).

Cùng với việc xem xét điều chỉnh nội dung thỏa thuận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử để đảm bảo tối đa quyền lợi cho khách hàng, trong quá trình cung cấp dịch vụ, Vietcombank thường xuyên có các khuyến cáo gửi đến khách hàng.

“Trong quá trình sử dụng dịch vụ, nếu phát sinh sự cố không phải do lỗi của khách hàng, Vietcombank cam kết luôn đứng về phía khách hàng để bảo vệ tối đa quyền lợi chính đáng của khách hàng”, thông báo của Vietcombank nêu cam kết.

Đọc tiếp »

Ngân hàng tìm lại thời hoàng kim

Về cơ bản, mùa đại hội đồng cổ đông thường niên các ngân hàng thương mại Việt Nam đã khép lại. Cùng lúc, báo cáo kết quả kinh doanh quý 1/2017 đang hé mở một năm khác biệt.

Cho đến nay, 2011 là năm dấu ấn của khởi đầu quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đây cũng là năm những bất ổn nội tại chính thức bộc lộ. Và đây cũng là năm hoàng kim lợi nhuận của hầu hết các ngân hàng trong lịch sử, tính đến cuối 2016.

Sau 2011, kéo dài cho đến 2015 và vẫn còn phổ biến trong 2016, sự đứt gãy của lợi nhuận kéo dài cho đến những nỗ lực phục hồi.

Một thời lãi “ảo”

Như trên, 2011 vừa là năm đỉnh cao lợi nhuận nhưng cũng chính là năm rủi ro lớn chính thức bộc lộ. Dữ liệu thống kê cho thấy lợi nhuận nhiều nhà băng đều đạt đỉnh vào năm này, song mức độ nợ xấu hai con số cũng chính thức được “phơi” ra.

Ngay trước 2011, hệ thống ngân hàng Việt Nam và công chúng quen với con số nợ xấu công bố chỉ trên dưới 3%, mức cao từng ghi nhận chỉ 3,4%. Khi đó, một số hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế quả quyết nợ xấu thực tế cỡ hai con số.

Tại một cuộc họp báo chuyên đề về nợ xấu khi đó, một lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước cho biết, chính họ cũng không rõ các hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế tính toán thế nào mà lại ra được mức độ đó. Hỏi ra, cách tính rất đơn giản: lấy nợ xấu các ngân hàng báo cáo, cộng thêm nợ nhóm 2 (nợ quá hạn nhưng chưa phải nợ xấu) thì thành ra kết quả.

Không truy xét chuyện kỹ thuật của thông tin chia sẻ bên lề cùng “cách tính đơn giản” nói trên, nhưng không lâu sau, Ngân hàng Nhà nước lần đầu tiên công bố và xác nhận nợ xấu của hệ thống ở mức độ hai con số. Diễn tiến tiếp theo là cách nhìn nhận nợ xấu do các tổ chức tín dụng báo cáo, rồi qua mức độ giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước.

Dù thế nào thì ngay chính năm đỉnh cao lợi nhuận 2011, nợ xấu thực tế đã “ngầm” rất lớn. Để rồi thống kê và công bố một cách thẳng thắn tại 9/2012 lên tới 17,21%.

Nhắc lại mức độ nợ xấu trên để thấy lợi nhuận ngân hàng đã từng một thời hoàng kim nhưng “ảo”. Vì nợ xấu không được nhận diện sát thực, dẫn tới mức độ trích lập dự phòng rủi ro không tương xứng và dẫn tới lợi nhuận cao mà không vững.

Từ 2012, với diễn tiến nhận diện trên, Ngân hàng Nhà nước từng bước thiết lập khung khổ pháp lý mới quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro chặt chẽ hơn, thậm chí có phần khắc nghiệt (với nhiều lần trì hoãn cơ chế). Lợi nhuận ngân hàng theo đó dần “chất” hơn cho đến nay.

Hứa hẹn một năm ấn tượng

Qua mùa đại hội đồng cổ đông, cùng báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 đang cập nhật, 2017 hứa hẹn một năm ấn tượng tại nhiều ngân hàng thương mại.

Điểm đầu tiên vẫn phải nhắc đến Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Ngân hàng này có lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý 1/2017 đạt tới trên 1.900 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên lợi nhuận của một ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân phả hơi nóng sát gáy khối “big 4” (gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank).

Điểm nhấn đó được chú ý, vì VPBank khá điển hình cho quy mô của một ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, tổng tài sản chỉ gần 230 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, thử nhìn sang BIDV, thành viên thường nhấn mạnh về quy mô tổng tài sản dẫn đầu hệ thống thời gian gần đây, trên 1 triệu tỷ đồng, thì mức độ lợi nhuận tạo được có khả năng bị VPBank áp sát. Bởi vì, tổng tài sản rất lớn nhưng chất lượng tài sản và mức độ sinh lời của BIDV vẫn chưa thể được cải thiện.

Cũng trong so sánh trên, thuộc nhóm “big 4”, Vietcombank có quy mô tổng tài sản thấp hơn rất nhiều BIDV, nhưng dự kiến năm nay lợi nhuận Vietcombank tiếp tục tạo kỷ lục với 9.200 tỷ, khả năng đạt 9.500 tỷ như lãnh đạo ngân hàng này dự tính.

Ở khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, qua kết quả quý 1 và kế hoạch xác định tại mùa đại hội đồng cổ đông vừa qua, sự bứt phá và trở lại thời hoàng kim đã thể hiện ở một loạt thành viên như Techcombank, MB, LienVietPostBank, HDBank…

Ở một số trường hợp còn khó khăn nhất định sau sáp nhập như SHB, quý 1 kết quả lợi nhuận vẫn thấp, nhưng với những khoản thu dự kiến đã ký, đã tính, đặc biệt là với đối tác nước ngoài, tín dụng tăng mạnh ngay quý đầu năm, cùng kế hoạch sớm đưa công ty tài chính tiêu dùng nhập cuộc, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tới 50% so với năm ngoái đã được xác định.

Ngay cả tại Sacombank, khó khăn đang chồng chất sau sáp nhập Southern Bank, nhưng sự bứt phá so với 2016 là có triển vọng. Điểm được chú ý ở đây là cơ chế hỗ trợ tái cơ cấu sẽ giúp Sacombank giảm thiểu áp lực chi phí và sức nặng nợ xấu để tiếp tục phát huy thế mạnh vốn có của ngân hàng từng có vị thế hàng đầu trong khối tư nhân này.

Bên cạnh những kế hoạch đã định hình, những kết quả bước đầu công bố, hệ thống ngân hàng còn có triển vọng mới ở cơ chế chính sách.

Tại kỳ họp Quốc hội sắp tới, nếu nghị quyết hỗ trợ xử lý nợ xấu và tái cơ cấu ngân hàng được thông qua, đòn bẩy lợi nhuận sẽ thêm đà từ đầu quý 3/2017. Còn kỹ thuật giãn áp lực chi phí và giãn thoái lãi dự thu dự kiến trong dự thảo nghị quyết gắn với quan điểm chuẩn mực hoạt động ngân hàng lại là chuyện khác.

Tựu chung, như trên, với khung khổ các chuẩn mực cao hơn trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, sự trở lại thời hoàng kim lợi nhuận của các ngân hàng năm nay đã khác, bớt “ảo” hơn so với trước.

Đồng thuận với kết quả và xu hướng trên, ngày 3/5 vừa qua, hãng định mức tín nhiệm quốc tế Moody’s đã đồng loạt nâng hạng tín nhiệm cho 8 ngân hàng Việt Nam.

Đó không chỉ là ghi nhận, là tín nhiệm, mà còn là tiền. Vì với hạng mức mới, tốt hơn, các ngân hàng đó sẽ có cơ hội để các đối tác nước ngoài nâng hạn mức tài trợ, thanh toán…, cũng như nếu đi vay vốn quốc tế đã có thêm một cơ sở để có thể được chi phí dễ chịu hơn những năm gần đây.

Đọc tiếp »

Chênh giá vàng trong nước-thế giới lên gần 3 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới mở cửa tuần giao dịch mới trong xu hướng tăng nhẹ, đưa giá vàng miếng trong nước sáng nay (8/5) nhích quanh ngưỡng 36,6 triệu đồng/lượng. Giá USD tự do cũng tăng nhẹ, trong khi một số ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm nhẹ giá niêm yết ngoại tệ này.

Lúc gần 12h trưa nay, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 36,51 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,59 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cuối giờ chiều qua, giá vàng SJC tại doanh nghiệp này hiện tăng 10.000 đồng/lượng ở cả chiều mua và bán.

Tại thị trường Tp.HCM cùng thời điểm trên, Công ty SJC báo giá vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 36,43 triệu đồng/lượng và 36,63 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và bán.

Sau khi mất 300.000 đồng/lượng trong tuần trước do sưc ép giảm của giá vàng, giá vàng SJC bán ra đã chững lại quanh ngưỡng 36,6 triệu đồng/lượng từ cuối tuần. Giao dịch diễn ra chậm khiến nhiều công ty kim hoàn lớn tại Hà Nội sáng nay rút ngắn chênh lệch giá mua-bán vàng miếng còn 70.000-80.000 đồng/lượng nhằm khuyến khích mua bán.

Dù đã phục hồi, giá vàng miếng hiện vẫn ở khá gần mức thấp nhất trong 1 tháng dưới 36,5 triệu đồng/lượng thiết lập vào tuần trước.

So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng SJC bán lẻ hiện đang chênh cao hơn khoảng 2,8 triệu đồng/lượng. Trong vòng khoảng 3 tuần trở lại đây, chênh giá vàng trong nước-thế giới bị kéo giãn khoảng 1 triệu đồng/lượng, cho thấy giá vàng trong nước giảm chậm so với giá thế giới.

Lúc gần 12h theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại châu Á đứng ở 1.231,4 USD/oz, tăng 2,5 USD/oz so với đóng cửa cuối tuần trước tại New York.

Vai trò phòng ngừa rủi ro của vàng giảm sút thêm khi chiến thắng cuối cùng trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp thuộc về ứng cử viên theo đường lối trung dung Emmanuel Macron, người ủng hộ hội nhập châu Âu và đồng Euro. Trước đó, có những ý kiến lo ngại nếu ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen trúng cử, thị trường sẽ đối mặt với một đợt chao đảo mạnh, bởi bà Le Pen chủ trương rút Pháp khỏi Liên minh châu Âu (EU) và đồng Euro.

Tuy nhiên, giá vàng đã tăng nhẹ do đồng USD giảm giá so với đồng Euro. Trong phiên châu Á sáng nay, tỷ giá đồng Euro so với USD đã tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng, với hơn 1,1 USD/Euro.

Các thị trường chứng khoán ở châu Á cũng đồng loạt tăng điểm sau chiến thắng của ông Macron, với chỉ số Nikkei của thị trường Nhật tăng 1,7%.

Giá vàng thế giới ang đối mặt với áp lực giảm do khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất vào tháng 6. Báo cáo việc làm khả quan hơn dự kiến mà Bộ Lao động Mỹ công bố hôm thứ Sáu tuần trước củng cố thêm khả năng này.

Giá USD tự do tại Hà Nội sáng nay phổ biến ở mức 22.750 đồng (mua vào) và 22.770 đồng (bán ra), tăng 5 đồng/USD so với sáng thứ Sáu tuần trước.

Ngân hàng Vietcombank giảm giá USD niêm yết 5 đồng so với thứ Sáu, còn 22.695 đồng (mua vào) và 22.765 đồng (bán ra). Eximbank giữ nguyên báo giá ngoại tệ này ở các mức tương ứng lần lượt là 22.670 đồng và 22.770 đồng.

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Nam A Bank gia tăng nhiều ưu đãi cho khách hàng

Bên cạnh việc cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng, Nam A Bank còn chú trọng gia tăng lợi ích cho khách hàng thông qua những chương trình khuyến mãi và ưu đãi hấp dẫn.

Lợi ích và sự hài lòng của khách hàng luôn là yếu tố được Nam A Bank đặt lên hàng đầu trong mọi hoạt động kinh doanh. Vì vậy, bên cạnh việc cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng, Ngân hàng còn chú trọng gia tăng lợi ích cho khách hàng thông qua những chương trình khuyến mãi và ưu đãi.

Hiện nay, có rất nhiều cách tiết kiệm và đầu tư tài chính hiệu quả, tuy nhiên, hình thức gửi tiền tại ngân hàng vẫn được đa số khách hàng lựa chọn để tích lũy các khoản tiền nhàn rỗi chuẩn bị cho những dự định trong tương lai.

Nắm bắt được nhu cầu đó, Nam A Bank đã và đang thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng gửi tiền. Gần đây nhất là chương trình “25 năm - Đồng hành cùng bạn”, được triển khai đến hết 10/7/2017, dành cho khách hàng cá nhân gửi mới hoặc tái tục tiền gửi tiết kiệm với kỳ hạn từ 1 tháng trở lên bằng VNĐ (không áp dụng cho tiền gửi trực tuyến) hay đăng ký sử dụng và kích hoạt thành công gói sản phẩm dịch vụ bao gồm thẻ ATM, các dịch vụ ngân hàng điện tử, đồng thời gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên trong thời gian diễn ra chương trình, sẽ nhận được 10 thẻ cào may mắn và có cơ hội trúng 64.200 giải thưởng với tổng giá trị lên đến 6 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Ngân hàng còn triển khai chương trình khuyến mãi “Năm mới đến, Thanh toán nhanh tay - Đón ngay tài lộc” dành cho khách hàng thanh toán các loại hóa đơn qua Payoo trên eBanking hoặc tại quầy Nam A Bank từ 20/2/2017 đến 20/5/2017.

Chương trình đã đi được nửa chặng đường và tìm được rất nhiều khách hàng trúng thưởng.

Chị Phan Thị Thúy Nga, khách hàng tại Nam A Bank Bình Chánh, may mắn trúng giải nhất trị giá 5.000.000 VNĐ chia sẻ: “Vì tính chất công việc bận rộn, hàng tháng tôi vẫn thường thanh toán các loại hóa đơn qua Internet Banking. Việc này giúp tôi tiết kiệm thời gian cũng như không phải lo lắng bị cắt điện, nước, ADSL… mỗi khi quên đóng tiền”.

Hơn nữa, Nam A Bank đã và đang liên kết với rất nhiều đối tác nhà hàng, resort, spa, cửa hàng mua sắm, rạp chiếu phim... nhằm mang đến những ưu đãi đặc biệt, giúp khách hàng chi tiêu thông minh khi sử dụng thẻ tín dụng Nam A Bank Mastercard.

Bên cạnh đó, với chương trình trả góp lãi suất 0% lên đến 12 tháng tại hệ thống siêu thị điện máy nội thất Chợ Lớn, siêu thị điện máy Phan Khang, hệ thống di động CellphoneS, iCenter..., thẻ tín dụng Nam A Bank Mastercard góp phần giúp khách hàng đạt được mục tiêu tài chính dễ dàng hơn.

Ngoài những chương trình khuyến mãi, Nam A Bank còn miễn 100% các loại phí khi chuyển tiền trong và ngoài hệ thống cũng như khi đăng ký hay giao dịch tất cả các dịch vụ trên eBanking và tại các máy ATM dành cho khách hàng.

Đọc tiếp »

Ông Nguyễn Đức Hưởng lên tiếng trước loạt tin đồn

Hai ngày sau sự kiện đại hội cổ đông bất thường của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) thông qua việc miễn nhiệm ông Nguyễn Đức Hưởng ở vị trí Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Quản trị, thị trường có những đồn đoán khác nhau.

Trong thông cáo về sự kiện trên, LienVietPostBank cho biết: “Ông Nguyễn Đức Hưởng sẽ tập trung các công việc quan trọng của Hiệp hội Mắc-ca Việt Nam trong thời gian tới với vai trò Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội và theo phân công, biệt phái nhận nhiệm vụ mới của Ngân hàng Nhà nước (nếu có)”.

Trước gợi mở này, thị trường xuất hiện một số bàn luận về khả năng ông Nguyễn Đức Hưởng sẽ tham gia tái cơ cấu Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); thậm chí còn có đồn đoán có “vấn đề trong mối quan hệ” giữa ông Hưởng với ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị LienVietPostBank.

Một số thông tin không chính thức lan truyền trên mạng xã hội còn đặt tình huống ông Hưởng sẽ về Sacombank, mà đứng sau là “sự hợp tác” giữa ông Đặng Văn Thành (Chủ tịch Sacombank trước đây) với ông Dương Công Minh để mua lại cổ phần Sacombank mà Ngân hàng Nhà nước đang nhận ủy quyền…

Trao đổi với VnEconomy, ông Hưởng nói:

- Đúng là những tin đồn tréo ngoe! Tin đồn kiểu trên thì “mâu thuẫn”, dưới thì “bắt tay nhau”.

Tôi nghĩ, thứ nhất, không phải tự nhiên sinh ra cặp bài trùng “Minh Him Lam - Hưởng Liên Việt”, đã cùng đi một chặng đường 10 năm, luôn cùng một hướng lớn mà không bao giờ chú ý đến những chuyện lặt vặt.

Tôi luôn coi ông Dương Công Minh là anh ruột. Hai chúng tôi luôn bổ sung thế mạnh, thế yếu của nhau. Tôi học được từ ông Minh rất nhiều điều, nhất là tính quyết liệt, hạn chế tối đa việc nhớ lâu tránh đau đầu; ít hứa, nhưng đã hứa là làm bằng được, và cho đi để chia sẻ là chính.

Trong công việc, chúng tôi luôn thẳng thắn, bổ trợ cho nhau. Tôi có thể phê bình thẳng thắn trước mặt ông Minh ngay trong cuộc họp là chuyện thường tình. Còn những ai nói xấu sau lưng ông Minh mà tôi nghe thấy thì việc đầu tiên tôi làm là khẳng định ngay người đó nói sai sự thật.

Còn những thông tin xoay quanh Sacombank thì sao, thưa ông?

Trước hết, nhà đầu tư nhìn vào Sacombank với một thực tế, nhiều khoản nợ xấu tại đây gắn với các địa chỉ vàng về bất động sản. Đây là giá trị tiềm ẩn rất lớn khi ngân hàng xử lý được vấn đề nợ xấu.

Còn về lời đồn rằng ông Đặng Văn Thành và ông Dương Công Minh đứng phía sau ông Hưởng “bắt tay nhau” để mua 54% cổ phần Sacombank mà Ngân hàng Nhà nước đang nắm ủy quyền (qua VAMC), thì tôi xin nói thật, nếu đúng có chuyện hai đại gia này bắt tay cùng nhau mua và giải phóng cục nợ xấu của Sacombank thì… thật có phước cho sự phát triển của Sacombank.

Nhưng tôi lưu ý, không chỉ hai đại gia trên, mà bất cứ nhà đầu tư nào muốn mua được 54% vốn điều lệ đó thì phải có “tiền liền”, chứ không phải “tiền mặt” theo kiểu giơ mặt ra nợ để vay tiền.

54% cổ phần đó cũng chính là tài sản thế chấp bổ sung của cục nợ xấu, nên không phải đơn thuần cứ bỏ tiền ra mua là được sở hữu và trở thành cổ đông lớn ngay được. Chính vì vậy Ngân hàng Nhà nước mới phải nắm giữ nó, qua việc nhận ủy quyền.

Theo tôi thấy thì chính Ngân hàng Nhà nước cũng đang mong muốn có nhà đầu tư tầm cỡ để giải phóng nhanh nợ xấu, nhưng ở Việt Nam chắc chắn thời điểm này không có bất cứ đại gia nào có sẵn cỡ 50.000 tỷ đồng tiền liền để đầu tư, giải chấp 54% cổ phần Sacombank khi cục nợ xấu chưa được hóa giải.

Kể cả có thêm hai ông Đặng Văn Thành và hai ông Dương Công Minh nữa để có đủ 50.000 tỷ tiền liền đi nữa, thì còn phải lọt qua được các tiêu chí khắt khe, chuyên nghiệp của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật. Đó là một vấn đề gai góc nữa.

Tôi nói đến đây các bạn sẽ tự nhận ra nguyên nhân trước đây đã có các đại gia đăng ký nộp từ 10.000 - 20.000 tỷ rồi mà vẫn chưa vào Sacombank được.

Như vậy thì ông Đặng Văn Thành và ông Dương Công Minh có dám đứng sau lưng ông Hưởng không? Chắc chắn không, kể cả có nhân bản thành bốn ông đại gia tầm cỡ đi nữa.

Vậy ông có thể cho biết nhận định cá nhân của ông về triển vọng tái cơ cấu Sacombank sắp tới, cũng như tin đồn ông về tham gia vào quá trình tái cơ cấu này?

Những người làm ngân hàng, cũng như thị trường nói chung, hẳn đều thấy rõ Sacombank là một ngân hàng thương mại lớn, một thương hiệu mạnh, có những giá trị nền tảng rất tốt. Đây cũng là những giá trị mà nhiều nhà đầu tư dòm ngó và khao khát, chứ không hẳn chỉ ở những địa chỉ vàng bất động sản nằm trong nợ xấu.

Cá nhân tôi thấy, nếu có các cơ chế chính sách hỗ trợ, sự bám sát quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước, với những thế mạnh trên của Sacombank, quá trình tái cơ cấu có thể đẩy nhanh để ngân hàng này sớm quay trở lại quỹ đạo an toàn hiệu quả, trở lại vị thế hàng đầu đáng có.

Chúng ta phải chờ đợi các phương án, quyết định của cơ quan chức năng, từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Chúng ta kỳ vọng về phương án và những giải pháp tốt nhất.

Tôi cũng thấy rằng, tính tự chủ, tự lực của Sacombank ở đây cần phải được tôn trọng. Tiềm lực của họ sẽ là sức mạnh thực sự nếu có các cơ chế hỗ trợ và thúc đẩy hợp lý, chứ không hẳn là cứ nhất nhất chờ đợi ngoại lực nào đó. Thêm nữa, khi Ngân hàng Nhà nước đang là đầu mối nắm tỷ lệ chi phối lớn qua nhận ủy quyền nói trên, tôi tin tưởng cơ quan này sẽ có những giải pháp, quyết định hợp lý và đương nhiên là tốt cho Sacombank.

Cá nhân tôi sau khi rời LienVietPostBank, như thời gian qua, trước mắt tôi vẫn bám sát và đẩy mạnh việc đầu tư và triển khai dự án phát triển cây mắc-ca tại Việt Nam. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước biệt phái, giao nhiệm vụ nào thì tôi sẽ quyết tâm thực hiện bằng được nhiệm vụ đó.

Đọc tiếp »

Giá vàng sụt mạnh, USD ngân hàng lên gần 22.800 đồng

Giá vàng thế giới giảm khá mạnh, kéo giá vàng miếng trong nước sáng nay (26/4) có nơi xuống dưới ngưỡng 36,7 triệu đồng/lượng. Giá USD tự do và ngân hàng đồng loạt tăng, trong đó giá USD tại một số ngân hàng đã lên gần 22.800 đồng.

Lúc hơn 10h trưa nay, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 36,59 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,67 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cuối giờ giao dịch hôm qua, giá vàng SJC tại doanh nghiệp này hiện giảm 10.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 90.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.

Vàng nhẫn tròn trơn một số loại như Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu hay nhẫn Phú Quý của Tập đoàn Phú Quý có giá dao động từ 34,65-34,76 triệu đồng/lượng (mua vào) và 35-35,21 triệu đồng/lượng (bán ra).

Tại thị trường Tp.HCM cùng thời điểm trên, Công ty SJC báo giá vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 36,53 triệu đồng/lượng và 36,73 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và bán.

Chịu sức ép giảm từ thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước từ đầu tuần tới nay đã mất 200.000 đồng/lượng. Tuy nhiên, so với giá vàng quốc tế, giá vàng trong nước đang giảm chậm hơn, khiến khoảng cách giữa giá vàng trong nước-thế giới bị kéo giãn.

Cụ thể, sáng nay, giá vàng SJC bán lẻ cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 2 triệu đồng/lượng. Tuần trước, khoảng cách này có lúc giảm còn 1,6 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới giảm liên tiếp trong phiên đêm qua và sáng nay, do lực mua các tài sản an toàn giảm xuống.

Kết quả vòng 1 cuộc bầu cử Tổng thống Pháp vào cuối tuần vừa rồi, với tỷ lệ phiếu cao nhất thuộc về ứng cử viên theo đường lối trung dung Emmanuel Macron đã giúp giới đầu tư yên tâm. Ông Macron được dự báo sẽ giành chiến thắng trước ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen - người tuyên bố rút Pháp khỏi Liên minh châu Âu (EU) và khối đồng tiền chung châu Âu Eurozone nếu đắc cử - trong vòng quyết định diễn ra vào ngày 9/5.

Trong phiên giao dịch ngày thứ Ba tại thị trường New York, giá vàng giao ngay giảm 12 USD/oz, tương đương giảm hơn 0,9%, chốt ở 1.265 USD/oz. Lúc hơn 10h trưa nay trong phiên châu Á, giá vàng giảm 0,2 USD/oz so với đóng cửa phiên Mỹ, còn 1.264,8 USD/oz.

Trái với sự giảm giá của vàng, tỷ giá USD/VND tăng hai ngày trở lại đây.

Giá USD tự do tại Hà Nội sáng nay phổ biến ở mức 22.740 đồng (mua vào) và 22.760 đồng (bán ra), tăng 40 đồng so với cách đây 2 ngày.

Ngân hàng Vietcombank lúc hơn 10h niêm yết giá USD ở mức 22.720 đồng (mua vào) và 22.790 đồng (bán ra), tăng 40 đồng so với sáng thứ Hai. Eximbank báo giá ngoại tệ này ở các mức tương ứng lần lượt là 22.680 đồng và 2.2780 đồng.

Đọc tiếp »

Khách mất tiền, Sacombank phản ứng nhanh

Sáng 26/4, trả lời VnEconomy, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cho biết sẽ hoàn tiền ngay cho khách hàng bị kẻ gian đánh cắp tiền trong tài khoản.

Trước đó, tối 24/4, chủ thẻ Hoàng Minh Tâm (tại Hà Nội) đang sử dụng thẻ ghi nợ của Sacombank bị kẻ gian lần lượt rút hơn 94 triệu đồng số dư trong tài khoản.

Loạt giao dịch trên thực hiện lúc đêm khuya, đến đầu giờ sáng 25/4 chủ thẻ mới phát hiện sự việc, qua tin nhắn báo về điện thoại, trong khi chủ thẻ khẳng định thẻ vẫn trong ví, không thực hiện những giao dịch đó cũng như không tiết lộ các thông tin bảo mật thẻ cho bất cứ ai.

Chủ thẻ Hoàng Minh Tâm đã đến chi nhánh Sacombank tại Hà Nội để phản ánh sự việc và yêu cầu tra soát những giao dịch trên.

Phía Sacombank cho biết, ngay sau khi tiếp nhận thông tin của khách hàng, ngân hàng đã nhanh chóng rà soát và xác định được nguyên nhân khách hàng bị mất tiền là do đã bị kẻ gian đánh cắp thông tin để làm thẻ giả rút tiền.

“Sacombank sẽ hoàn tiền cho khách hàng trong ngày hôm nay (26/4), đồng thời đang phối hợp với cơ quan công an công nghệ cao (C50) để điều tra”, thông tin từ Sacombank gửi đến VnEconomy sáng nay cho biết.

Cùng đó, ngân hàng này tiếp tục đưa ra những khuyến cáo đối với các chủ thẻ về bảo mật thông tin, các biện pháp an toàn trong sử dụng thẻ để cùng phòng ngừa tội phạm.

Thời gian qua, đặc biệt trong năm 2016, nhiều vụ việc mất tiền trong tài khoản xẩy ra tại Việt Nam, mà phần lớn các ngân hàng và khách hàng liên quan phải mất nhiều thời gian khiếu nại, tra soát và xử lý.

Đọc tiếp »

Sắp trình danh sách ứng viên nhân sự cao cấp Sacombank

Hôm nay (26/4), Hội đồng Quản trị Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) có phiên họp thống nhất danh sách ứng viên Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2017-2021.

Đây là bước quan trọng để chuẩn bị cho việc tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên sắp tới.

Theo đó, Hội đồng Quản trị Sacombank đã thống nhất danh sách 6 ứng viên Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ trên, bao gồm: ông Nguyễn Đức Hưởng, ông Kiều Hữu Dũng, ông Nguyễn Miên Tuấn, ông Nguyễn Xuân Vũ, ông Nguyễn Văn Cựu, ông Phạm Văn Phong và ứng viên thành viên Hội đồng Quản trị độc lập là bà Nguyễn Thị Bích Hồng.

Bốn ứng viên Ban kiểm soát gồm bà Nguyễn Thị Thanh Mai, ông Lê Văn Tòng, ông Hà Tôn Trung Hạnh và ông Trần Minh Triết.

Trong các ứng viên Hội đồng Quản trị, ông Nguyễn Đức Hưởng là người vừa từ nhiệm vị trí Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) vào ngày 24/4 vừa qua.

Theo kế hoạch dự kiến, ngày 26/5 tới Sacombank sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên. Mốc thời gian này bị lùi sau khi trù tính tổ chức vào ngày 28/4 để chuẩn bị thêm về công tác chuẩn bị nhân sự.

Qua cuộc họp và danh sách các ứng viên được thống nhất nói trên, sau khi trình Ngân hàng Nhà nước, có thể Sacombank sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông sớm hơn để ổn định cơ cấu mới, tập trung vào hoạt động kinh doanh và triển khai đề án tái cơ cấu.

Đọc tiếp »

Nam A Bank triển khai giao dịch thẻ trực tuyến 3D Secure

Nam A Bank vừa triển khai tiện ích xác thực giao dịch thẻ trực tuyến (3D Secure) miễn phí dành cho chủ thẻ Nam A Bank Mastercard nhằm nâng cao tính năng bảo mật thẻ, giúp khách hàng yên tâm khi giao dịch.

Ngày nay, việc thanh toán trực tuyến bằng thẻ ngân hàng ngày càng phổ biến và phát triển mạnh tại Việt Nam. Với ưu điểm thanh toán dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện và mang lại hiệu quả kinh tế, thanh toán trực tuyến qua thẻ đã trở thành công cụ tiện ích không thể thiếu của người tiêu dùng thông minh trong cuộc sống hiện đại.

Song song với những ưu điểm đó, vẫn luôn tồn tại những nguy cơ tiềm ẩn như việc đánh cắp thông tin, giả mạo thẻ khi giao dịch trực tuyến. Đây cũng là mối lo chung của chủ thẻ và các ngân hàng trên thế giới.

Với phương châm “Ngân hàng đẹp - Dịch vụ tốt”, Nam A Bank không chỉ chú trọng gia tăng tiện ích dành cho chủ thẻ mà còn không ngừng nâng cao tính năng bảo mật thẻ, giúp khách hàng hoàn toàn yên tâm khi giao dịch.

Theo đó, từ 24/04/2017, Nam A Bank triển khai tiện ích xác thực giao dịch thẻ trực tuyến (3D Secure) miễn phí dành cho chủ thẻ Nam A Bank Mastercard.

Chia sẻ về tiện ích này, ông Nguyễn Bình Phương - Phó tổng giám đốc Nam A Bank - cho biết: “Ngân hàng đang rất chú trọng trong việc nâng cao hệ thống bảo mật, đảm bảo an toàn cho các giao dịch và thông tin khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ tại Nam A Bank”

3D Secure (MasterSecure Code: MSC) là tiện ích xác thực giao dịch thẻ trực tuyến do Nam A Bank hợp tác triển khai cùng Tổ chức thẻ quốc tế Mastercard, cung cấp giải pháp bảo mật cho chủ thẻ quốc tế Nam A Bank khi giao dịch tại các website có tham gia dịch vụ “Mastercard SecureCode”.

Trong quá trình giao dịch, chủ thẻ được yêu cầu nhập Mật khẩu OTP (One Time Password) do Nam A Bank cung cấp qua SMS/ Email đăng ký của khách hàng để hoàn tất bước thanh toán sau khi nhập các thông tin thẻ cơ bản. Nếu nhập không chính xác, giao dịch thanh toán sẽ mặc nhiên không thành công.

Bên cạnh tiện ích 3D Secure, Nam A Bank còn triển khai nhiều chương trình khuyến mãi như trả góp lãi suất 0% lên đến 12 tháng tại các hệ thống Siêu thị điện máy nội thất Chợ Lớn, siêu thị điện máy Phan Khang, hệ thống di động CellphoneS, iCenter..., ưu đãi giảm giá đặc biệt tại các nhà hàng, resort, spa, cửa hàng mua sắm, rạp chiếu phim... giúp khách hàng chi tiêu thông minh khi sử dụng thẻ Nam A Bank Mastercard.

* Thông tin chi tiết:

Hotline Trung tâm Dịch vụ Khách hàng: 1900 6679
Website: www.namabank.com.vn

Đọc tiếp »

Cướp ngân hàng ở Trà Vinh: Vietcombank đã mua bảo hiểm

Sáng nay (27/4), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có thông tin sơ bộ về vụ cướp tại một phòng giao dịch ở Trà Vinh.

Cụ thể, vào khoảng 16h25 ngày 26/4/2017, tại phòng giao dịch Duyên Hải thuộc chi nhánh Vietcombank Trà Vinh (khóm 1, phường 1, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) đã xảy ra một vụ cướp ngân hàng.

Một đối tượng bịt mặt đã bất ngờ xuất hiện tại phòng giao dịch trên, sử dụng vũ khí (nghi là súng) đe dọa, uy hiếp các nhân viên tại phòng giao dịch và cướp đi một khoản tiền mặt gồm tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ (khoảng 2 tỷ đồng).

Vietcombank cho biết, vụ việc trên không xảy ra tổn thất về người. Đối với tài sản, Vietcombank đã mua bảo hiểm đầy đủ theo quy định nội bộ của ngân hàng nên vụ việc này ngân hàng không bị tổn thất về tài chính.

Hiện tại, Vietcombank chi nhánh Trà Vinh đang phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương để cung cấp thông tin, phục vụ công tác điều tra, truy bắt.

Đọc tiếp »

Tái cơ cấu Sacombank và hai điểm gây chú ý

Ngày 26/4, Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) công bố thông tin về danh sách ứng viên Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2017-2021.

Những cái tên mới xuất hiện, trong đó thu hút sự chú ý thị trường là ông Nguyễn Đức Hưởng, người vừa từ nhiệm vị trí Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank).

Từ LienVietPostBank, một số thông tin bàn luận trên thị trường kết nối đến cái tên công ty Him Lam - một cổ đông lớn của ngân hàng này.

Từ những cái tên trên, có giả thiết đặt ra: liệu có tình huống LienVietPostBank cử người sang để chuẩn bị kế hoạch “thâu tóm” Sacombank hay không, công ty Him Lam - một đại gia bất động sản - cùng tham gia kế hoạch này vì tại Sacombank có nhiều địa chỉ vàng về bất động sản?

Tuy nhiên, đó lại là hai mạch giả thiết song song, tách bạch.

54% và người của Ngân hàng Nhà nước

Trước hết, ngay chữ “nhiệm kỳ” là điểm xuất phát đầu tiên. Sacombank phải tổ chức đại hội đồng cổ đông để bầu ra Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát mới cho nhiệm kỳ mới 2017-2021. Có cơ cấu nhân sự của nhiệm kỳ mới để triển khai các kế hoạch hoạt động, trong đó trọng điểm là đề án tái cơ cấu.

Đây cũng là cơ hội và thời điểm để Ngân hàng Nhà nước cử người vào, từ mà gần đây được dùng đến là “biệt phái”. Cơ quan này có quyền từ việc đại diện gần 54% vốn cổ phần Sacombank, qua đầu mối trực thuộc là Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) nhận ủy quyền từ nhóm cổ đông lớn khác.

Theo quy định, các nhóm cổ đông hoặc tổ chức được ủy quyền nắm tỷ lệ từ 10% cổ phần đều được quyền đề cử nhân sự để bầu vào hai cơ cấu trên. Việc nắm tới 54% là cũng là cơ hội để Ngân hàng Nhà nước nhanh chóng kiện toàn bộ máy Sacombank, sớm ổn định để đi vào xử lý những việc lớn khi thời gian không chờ đợi. Việc còn lại là chọn người mà thôi.

Ngoài ông Hưởng, trong danh sách đề cử còn có tên của hai người đến từ Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), dù hiện nay Vietcombank không hề sở hữu cổ phần Sacombank, mà được hiểu là do Ngân hàng Nhà nước tăng cường nhân lực.

Nhưng, như trên, có hai cái tên liên quan được chú ý hơn cả chứ không phải Vietcombank, là LienVietPostBank và công ty Him Lam. Tuy nhiên, người đề cử liên quan lại không đến từ cơ cấu sở hữu cổ phần của hai tổ chức đó, mà cũng do Ngân hàng Nhà nước biệt phái. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước vẫn là tổ chức có vai trò chính, với những đại diện chính trong đề cử cơ cấu nhân sự.

Thời gian qua đã có những tổ chức, nhóm nhà đầu tư đặt vấn đề mua cổ phần Sacombank, muốn có đủ tỷ lệ sở hữu quy định để đề cử người vào Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một thay đổi nào mới về tỷ lệ nắm giữ nói trên của Ngân hàng Nhà nước, cũng như không có chuyển nhượng nào sang công ty Him Lam hay LienVietPostBank.

Để thâu tóm một ngân hàng, trước hết phải nắm đủ tỷ lệ sở hữu chi phối. Muốn nắm được tỷ lệ đó thì phải mua. Ở đây, chưa ai mua và ai bán để dẫn đến thay đổi tỷ lệ sở hữu của cố đông lớn và mới.

54% cổ phần nói trên hiện là tài sản thế chấp vay vốn tại Sacombank. Như quan điểm Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh thời gian qua và áp cho hiện nay, để mua thì nhà đầu tư phải có tiền thật, tiền tươi, xác minh rõ nguồn gốc là không vay mượn. Tất cả các cá nhân, tổ chức đều có quyền vào đàm phán để mua, theo quy định của pháp luật.

Giả sử, đàm phán thành công, mua bán thành công, tiền bán cổ phần được trả nợ cho Sacombank, giải chấp số cổ phần tương ứng. Theo giả thiết đó, tỷ lệ nắm giữ của Ngân hàng Nhà nước giảm xuống, ứng với tỷ lệ sẽ rút bớt người đề cử bầu vào hai cơ cấu trên. Tuy nhiên, cho đến nay, tỷ lệ 54% đó vẫn nguyên mà chưa có thay đổi để nói đến một sự thâu tóm.

Giả sử nữa, có kế hoạch thâu tóm nào đó, bất cứ cá nhân, tổ chức nào cũng đều được phép mua và sở hữu cổ phần Sacombank theo giới hạn pháp luật quy định. Hai cái tên LienVietPostBank và công ty Him Lam đều bình đẳng với tất cả các nhà đầu tư, miễn sao đảm bảo yêu cầu về giới hạn sở hữu, về nguồn tiền minh bạch và thật, đảm bảo giới hạn chống sở hữu chéo trong hệ thống các tổ chức tín dụng luật đã quy định.

Trong trường hợp nhà đầu tư bất kỳ và bình đẳng như nhau có đủ tỷ lệ sở hữu quy định để đề cử nhân sự vào Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát, bước tiếp theo là Ngân hàng Nhà nước sẽ rà soát các tiêu chuẩn về chuyên môn, lý lịch… để xét duyệt hay không.

Nếu bước qua được tất cả các quy định trên, bán được cổ phần lấy tiền trả nợ cho Sacombank, Ngân hàng Nhà nước sẽ từng bước giảm tỷ lệ nắm giữ, tiến tới rút hẳn, trả Sacombank lại cho thị trường và các cổ đông (bao gồm các cổ đông mới vào thay thế) tự quyết định theo khung khổ pháp lý quy định mà không can thiệp vào nữa.

Nhưng diễn biến đó đến nay chưa có bất kỳ một sự dịch chuyển tỷ lệ sở hữu hay giao dịch mua bán cổ phần liên quan nào, để định hình đến một khả năng thâu tóm.

“Đất vàng” tại Sacombank hay của Sacombank?

Trả lời VnEconomy mới đây, ông Nguyễn Đức Hưởng nói rằng: nếu đúng hai đại gia Đặng Văn Thành và Dương Công Minh cùng hợp tác xử lý nợ xấu thì “thật có phước cho Sacombank”.

Sau thông tin trên, ông Hưởng bình luận thêm: “Tôi nghĩ ông Dương Công Minh cũng không có ý định khai thác bất động sản ở Sacombank vì các dự án Him Lam hiện có làm cả đời không hết. Vậy nên nếu ai đó làm Chủ tịch Sacombank mời được ông Đặng Văn Thành, ông Dương Công Minh và các đại gia bất động sản khác ở Sài Gòn cùng tham gia khai thác bất động sản để xử lý nợ xấu, thu hồi vốn là điều may mắn cho Sacombank”.

Theo ý trên, thâu tóm ngân hàng và thâu tóm bất động sản là khác nhau, hai mạch song song. Việc mua hoặc thâu tóm bất động sản tại Sacombank là bình thường, độc lập và không liên quan đến thâu tóm ngân hàng ở phương diện là chủ sở hữu lượng lớn cổ phần ngân hàng đó.

Nói đúng hơn, đất vàng ở đây là tại Sacombank chứ không phải của Sacombank. Chúng là của các khách vay vốn thế chấp, các khoản vay đã thành nợ xấu và cần xử lý. Khách vay - chủ sở hữu bất động sản - phối hợp với ngân hàng bán chúng đi, lấy tiền để trả nợ cho Sacombank.

Yêu cầu đang đặt ra cấp bách tại Sacombank là nhanh chóng xử lý nợ xấu. Có nhà đầu tư, hay bất cứ cá nhân nào chứ không riêng hai đại gia trên, đều có thể nhảy vào “thâu tóm” đất vàng đó, miễn là giao dịch đúng pháp luật, đạt được giá cả thỏa thuận với chủ đất, để chủ đất có tiền trả nợ Sacombank. Giao dịch nếu có thành công ở đây thì cũng dứt gọn, Sacombank đạt được mục đích tối ưu là thu hồi được nợ chứ không bị “thâu tóm” bất cứ điều gì.

Vậy nên, càng có nhiều cá nhân, tổ chức “nhảy vào thâu tóm” bất động sản tại Sacombank, ngân hàng này càng có triển vọng xử lý nhanh tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, để đẩy nhanh xử lý nợ xấu và tái cơ cấu. Đó là lợi ích cho Sacombank.

Vấn đề là giả thiết “thâu tóm” thường đi cùng với quan ngại về giá cả, thất thoát tài sản. Nhưng, những giao dịch này phải tuân thủ các quy định pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật, thuận mua vừa bán và quyền lợi những ông chủ đất còn đứng ở đó. Chủ bất động sản bán được giá tốt thì càng có điều kiện trả nợ cho Sacombank, nếu bán thấp hơn thì phải bù thêm vào cho đủ trả khoản nợ.

Thế nên, trong quá trình tái cơ cấu tới đây, những địa chỉ vàng bất động sản đang thế chấp tại Sacombank càng bị “thâu tóm” nhanh, càng giải phóng nhanh được lượng tài sản thế chấp đó, càng có lợi cho ngân hàng trong xử lý nợ xấu và thu hồi nợ. Vì mục đích cuối cùng, ngân hàng thu lại được vốn vay, giảm được nợ xấu để nhẹ bước, thực hiện xong quyền lợi của mình mà có lẽ không cần quan tâm đất vàng đó thuộc về ai.

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

Eximbank tạm rút kế hoạch thoái vốn tại Sacombank

Hôm nay (21/4), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) tổ chức đại hội đồng cổ đông, sau những lần trì hoãn và tổ chức không thành công trong năm 2016.

Một nội dung được chú ý tại đại hội này là Eximbank bất ngờ rút dự thảo tờ trình công bố vừa qua, về kế hoạch thoái vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).

Theo đó, kế hoạch chuyển nhượng toàn bộ cổ phần thuộc sở hữu của Eximbank tại Sacombank (tương ứng tỷ lệ 8,76%) không trình tại đại hội đồng cổ đông lần này, và hiện chưa rõ lộ trình dự kiến tiếp theo của kế hoạch vì đây là một phần thực hiện yêu cầu có từ trong năm 2016 của Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước.

Trước thềm đại hội trên, Eximbank đã công bố dự thảo tờ trình về việc thoái vốn nói trên, nhằm đảm bảo yêu cầu trong Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước, về giới hạn, tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, với quy định: “Ngân hàng thương mại chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu của một tổ chức tín dụng khác dưới 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của tổ chức tín dụng khác đó”.

Ngày 17/2/2017, Hội đồng Quản trị Eximbank cũng đã có nghị quyết về việc thông qua chủ trương chuyển nhượng cổ phần tại Sacombank.

Về việc rút lại tờ trình thoái vốn tại Sacombank, trả lời cổ đông, đại diện Eximbank cho biết kế hoạch đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cũng như đã tiếp xúc với một số nhà đầu tư, tuy nhiên việc thực hiện còn tùy thuộc vào diễn biến của thị trường. Mặt khác, đây là lượng cổ phần lớn nên không dễ để vừa đảm bảo bán được nhanh vừa được giá tốt.

Kế hoạch chuyển nhượng cổ phần Sacombank là một trong bốn nội dung Eximbank rút khỏi nội dung trình đại hội đồng cổ đông sáng nay, cùng với việc rút tờ trình về việc xử lý thù lao của hội đồng quản trị và ban kiểm soát các năm 2013, 2014 và 2015; rút tờ trình xin chủ trương chuyển địa điểm trụ sở chính; miễn nhiệm chức danh thành viên hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2015-2020 đối với ông Cao Xuân Ninh.

Đọc tiếp »

Đại hội cổ đông Sacombank bị hoãn đến cuối tháng 5

Chiều 21/4, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) có thông báo về nghị quyết của Hội đồng Quản trị, tạm hoãn tổ chức đại hội đồng cổ đông như lịch dự kiến vừa qua.

Cụ thể, ngày 13/3/2017, Sacombank đã có thông báo về thời gian dự kiến tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm tài chính 2015 và 2016 vào ngày 28/4/2017.

Tuy nhiên, với lý do công tác chuẩn bị về nhân sự Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2017-2010 và một số nội dung tài liệu phục vụ đại hội chưa hoàn tất, nên tại phiên họp ngày 20/4 vừa qua, Hội đồng Quản trị Sacombank đã thống nhất tạm hoãn thời gian đại hội.

Sacombank cho biết sẽ tích cực hoàn thành các công việc liên quan để tổ chức phiên họp đại hội đồng cổ đông nói trên, dự kiến diễn ra vào ngày 26/5/2017.

Trong một diễn biến liên quan, cũng trong ngày 21/4, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) tổ chức đại hội đồng cổ đông, sau những lần trì hoãn và tổ chức không thành công trong năm 2016.

Một nội dung được chú ý tại đại hội này là Eximbank bất ngờ rút dự thảo tờ trình công bố vừa qua, về kế hoạch thoái vốn tại Sacombank.

Theo đó, kế hoạch chuyển nhượng toàn bộ cổ phần thuộc sở hữu của Eximbank tại Sacombank (tương ứng tỷ lệ 8,76%) không trình tại đại hội đồng cổ đông lần này, và hiện chưa rõ lộ trình dự kiến tiếp theo của kế hoạch vì đây là một phần thực hiện yêu cầu có từ trong năm 2016 của Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước.

Đọc tiếp »

Góc nhìn: “Lần đầu tiên” của Eximbank sau hai năm xáo trộn

Đến khoảng 14h30 chiều 21/4, phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2017 của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) kết thúc. Sau hai năm, đích đến đầu tiên đã có.

Đó có phải là phiên đại hội thành công hay không?

Với những ai chờ đợi một sự chộn rộn, hay lộn xộn như lần tổ chức không thành năm ngoái thì hẳn đã hụt hẫng. Đại hội diễn ra trong trật tự, không khí có phần chùng xuống.

Với một số cổ đông và nhà đầu tư, trên cơ sở lợi ích và yêu cầu của riêng họ, có thể chưa hài lòng và thỏa mãn về giải đáp một số điểm thắc mắc về tài chính, các dự án hay kế hoạch lớn, cũng như thất vọng với trước mắt tiếp tục không có cổ tức.

Nhưng, xét về lợi ích chung của ngân hàng và rộng hơn là cả hệ thống ngân hàng, đây là một đại hội thành công. Bởi lẽ, sau hai năm, Eximbank đã đạt đích đến đầu tiên của dự án “Eximbank Mới”: đó là sự đồng thuận.

Sau hai năm thất bại trong việc tổ chức đại hội đồng cổ đông, tất cả các cổ đông, các nhóm cổ đông Eximbank lần đầu tiên đã tìm được tiếng nói chung để cùng ngồi với nhau để nhìn về một hướng là thông qua kế hoạch, định hướng kinh doanh, dù quan điểm giữa các nhóm cổ đông có thể khác nhau.

Những năm gần đây, Eximbank có nhiều xáo trộn về cơ cấu thượng tầng, xuất phát từ đan xen giữa các nhóm cổ đông lớn. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến ngân hàng khó ổn định để củng cố hoạt động kinh doanh, khó khăn càng thêm khó khăn.

Nay, như trên, tất cả đã tìm được tiếng nói chung để đồng thuận, thông qua kế hoạch, định hướng kinh doanh, tức là cùng vì lợi ích chung của ngân hàng. Và cập nhật tại đại hội, lượng tiền gửi vào Eximbank trong quý 1/2017 tăng rất mạnh đang là chỗ dựa cho sự đồng thuận đó.

Đặt ngược lại, nếu các nhóm cổ đông lớn tiếp tục không dung hòa được tiếng nói, tiếp tục có xáo trộn và đại hội tiếp tục bất thành, Eximbank sẽ càng mất uy tín với cổ đông và ảnh hưởng xấu đến hình ảnh trên thị trường. Khó khăn càng thêm khó, và một thành viên có quy mô tổng tài sản khoảng 130.000 tỷ nếu càng lung lay sẽ càng ảnh hưởng đến hệ thống các ngân hàng nói chung.

Cùng với sự đồng thuận trên, điểm chốt lại qua đại hội là cơ cấu Hội đồng Quản trị tiếp tục giữ ổn định mà không có xáo trộn lớn, ngoài thay đổi người từ đối tác chiến lược nước ngoài. Ổn định này cần thiết cho một Eximbank đang tìm hướng trở lại, nhưng không có nghĩa loại trừ quyền lợi của những nhóm cổ đông nào đó, vì theo quy định và điều lệ họ hoàn toàn có thể đề xuất và ứng cử, qua đại hội bất thường, miễn là đảm bảo theo yêu cầu xét duyệt của Ngân hàng Nhà nước.

Cũng có thể có cổ đông hụt hẫng và chưa hài lòng, vì các kế hoạch lớn bất ngờ bị rút tại đại hội. Eximbank rút tờ trình kế hoạch thoái vốn tại Sacombank, rút tờ trình xin chủ trương chuyển địa điểm trụ sở chính…

Đó là những kế hoạch lớn, nhưng lại linh hoạt được trong quy trình.

Kế hoạch thoái vốn tại Sacombank nằm trong sự chủ động của Eximbank, hoàn toàn có thể thông qua tại đại hội bất thường hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản… Và việc rút tờ trình này cũng không quá quan trọng, do kế hoạch đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, nhưng lại tùy thuộc vào yếu tố thị trường, tình hình hoạt động và giá cổ phiếu Sacombank, và đây là giao dịch lô lớn, nên thời điểm và quyết định càng phải cân nhắc.

Tương tự, dự án trụ sở chính có quy mô tổng đầu tư khoảng 3.600 tỷ đồng, càng cần được đánh giá, chuẩn bị và tính toán kỹ lưỡng hơn, cũng như có thể nhanh chóng xin ý kiến cổ đông khi đã sẵn sàng.

Như trên, qua đại hội này, đích đến lớn nhất là các nhóm cổ đông đã ngồi lại với nhau, cùng đồng thuận và thông qua kế hoạch, định hướng hoạt động của ngân hàng. Cơ cấu nhân sự trước mắt có sự ổn định thay vì tiếp tục những xáo trộn như những năm qua.

Con thuyền Eximbank theo đó bớt lộn xộn tay chèo, có đồng thuận như trên để bớt chòng chành, mà đây là lợi ích chung của ngân hàng - điều đã bị tổn thương rõ những năm gần đây.

Đọc tiếp »

HDBank tăng trưởng vượt bậc sau 5 năm

Ngày 21/4, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Tp.HCM (HDBank) tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016 - năm cuối của nhiệm kỳ vừa qua.

2016 cũng là năm lợi nhuận HDBank bứt phá mạnh nhất từ trước tới nay: lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.148 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2015, trong đó HDBank riêng lẻ đạt 830 tỷ đồng.

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm ngoái, HDBank gây chú ý khi là một trong số ít ngân hàng thương mại trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%. Năm nay, trước kế hoạch tăng vốn điều lệ để mở rộng hoạt động kinh doanh, HDBank thống nhất chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 7%, chia cổ phiếu thưởng 2% nâng tổng số cổ phiếu phát hành cho cổ đông là 9%.

“Tại đại hội, cổ đông của HDBank vui vẻ, phấn khởi, đồng thuận với phương án chia cổ tức của ngân hàng”, thông cáo về kết quả đại hội trên cho biết.

Bên cạnh lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các chỉ tiêu chính khác của HDBank năm 2016 cũng đạt kết quả ấn tượng: tổng tài sản đạt 150.294 tỷ đồng; tổng vốn huy động 134.189 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2015; tổng dư nợ tín dụng hợp nhất 90.121 tỷ đồng, tăng 34%, trong đó HDBank riêng lẻ đạt 82.104 tỷ đồng tăng 30% so với năm 2015, HDSAISON đạt 8.055 tỷ đồng, tăng 72% so với 2015.

Tỷ lệ nợ xấu hợp nhất của HDBank đến cuối 2016 ở mức 1,6%, trong đó HDBank riêng lẻ kiểm soát ở 1,26%; tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất 12,53%; ROA 0,71%; ROE 9,24 %. Mạng lưới đã có 221 điểm giao dịch, 7.500 điểm giới thiệu dịch vụ trên toàn quốc.

2016 cũng là năm kết thúc nhiệm kỳ 5 năm của Hội đồng Quản trị gắn với những bước tiến vượt bậc của HDBank. Cụ thể, so với năm 2011, tổng tài sản của ngân hàng đã tăng hơn 3 lần; vốn chủ sở hữu tăng gần 3 lần; tổng huy động tăng hơn 4 lần; tổng cho vay tăng 5 lần; lợi nhuận trước thuế tăng hơn 2 lần; mạng lưới hoạt động tăng thêm hơn 100 chi nhánh và 7.500 điểm giao dịch, số lượng nhân sự tăng thêm gần 9.000 cán bộ nhân viên.

Tại đại hội trên, HDBank đã bầu Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2017 - 2022, gồm 9 thành viên: bà Lê Thị Băng Tâm, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Lưu Đức Khánh, ông Lim Peng Khoon, ông Chu Việt Cường, ông Nguyễn Hữu Đặng, ông Nguyễn Thành Đô, bà Nguyễn Thị Tâm và ông Lý Vinh Quang.

Năm 2017, HDBank đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 178.800, tăng 19% so với năm 2016; huy động thị trường 1 đạt 124.000 đồng, tăng 20%; tổng dư nợ tín dụng 107.760 tỷ đồng, tăng 20%; nợ xấu kiểm soát ở mức dưới 3%; lợi nhuận trước thuế 1.300 tỷ đồng; ROA 0,6% và ROE: 9,3%.

Đọc tiếp »